Nguyễn Huệ và Lê Ngọc Hân (tranh Vivi)
Trước hết, tác giả phân trần trong LỜI GIỚI THIỆU: “Sau hơn 20 năm nghiên cứu quyển kinh KIM-CỔ KỲ-QUAN được viết bằng chữ Nôm của Ông NGUYỄN VĂN THỚI (1866-1926), một Đệ tử kiệt xuất của Hệ phái TINH-MINH-HIẾU-NGHĨA của Ông TRẦN VĂN NHU và là một Chí sĩ yêu nước, người viết đã khám phá ra sự bí mật của thân thế PHẬT THẦY TÂY AN [1], được tiết lộ một cách cực kỳ khéo léo trong quyển được gọi là THÁNH-KINH nầy, để qua được tai mắt của Triều đình nhà Nguyễn.” (trang 2).
Sau đó, tác giả cho biết: “Nội dung của KIM CỔ KỲ QUAN theo thiển kiến của người viết, ngoài giáo lý tứ trọng ân để tu nhân học Phật, còn mấy phần chính yếu sau được Ông Ba trình bày một cách bí mật:
1. Thân thế Phật Thầy và dòng dõi của Ngài.
2. Gia đình Đức Quản Cơ TRẦN VĂN THÀNH với phong trào chống Pháp của Nghĩa Quân Gia Nghị ở chiến khu Bảy Thưa.
3. Cuộc đại biến thiên của trái đất.
4. Tương lai rực rỡ của dân tộc Việt Nam.
Trong tập sách nhỏ nầy, người viết chỉ bàn đến phần một, tức thân thế Phật Thầy và dòng dõi của Ngài, vì nó liên quan mật thiết với Triều Đại TÂY SƠN, trong đó chính yếu là Vua QUANG TRUNG và Bà NGỌC HÂN CÔNG CHÚA. Mục đích của người viết có hai điều khi soạn tập sách nầy:
1. Muốn góp phần với các nhà khoa học lịch sử tìm di tích của Vua QUANG TRUNG và Bà NGỌC HÂN CÔNG CHÚA, nhất là mộ phần của hai người.
2. Muốn giải thích rõ ràng cho các môn nhân BỬU SƠN KỲ HƯƠNG về thân thế của Phật Thầy mà bao thế hệ qua đã hiểu lầm, mặc dầu tất cả đều tôn kính Ngài là một vị Phật Việt Nam.” (trang 13-14)
Thật ra, tác giả nghiên cứu Kim Cổ Kỳ Quan qua bản dịch bằng chữ Quốc ngữ như lời Ông tiết lộ: ”Chúng tôi nghiên cứu và giải thích theo bản in Bộ KIM CỔ KỲ QUAN, xuất bản năm 1957 - giấy phép số 423-TTT/PKD Sài gòn, do Ông TRẦN QUANG TRÂM ở LÁNG LINH (Dinh Ông Thẻ) sao chép lại và dịch ra quốc ngữ năm 1947 từ bản chính với 4 chữ CỦA XƯA ĐỂ LẠI”.(trang 26)Để rồi, sau hơn hai trăm trang sách phân tích (có khi từng chữ, từng câu hoặc cả đoạn) rồi đối chiếu, dẫn chứng, nhận định và thuyết phục, tác giả đưa ra những kết quả như sau:
1. BỬU SƠN là TÂY SƠN và KỲ HƯƠNG đó là HỒ THƠM. Nói ngắn gọn, BỬU SƠN KỲ HƯƠNG chính là TÂY SƠN HỒ THƠM vậy. Cũng chính vì thế, Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương chỉ thờ một tấm Trần Điều màu son đỏ, tượng trưng cho màu cờ Đào (Đào: Điều), nền son đỏ có mặt trời màu vàng hiện trên nền, là cờ của Vua Quang Trung ngày trước. (trang 45)
2. Thật sự PHẬT THẦY đã đổi tên lẫn họ, cho nên tên MINH HUYÊN cũng là một cái tên giả. (trang 47)
3. Phật Thầy không phải sanh năm Đinh Mão 1807 như trên mộ bia ở Núi Sam mà là sanh năm Kỷ Dậu 1789, tức là năm Vua Quang Trung đại phá Quân Thanh, và tên thật của Ngài là Nguyễn Quang Mục. (trang 60)
4. Phật Thầy Tây An là con của Vua QUANG TRUNG, với tên thật là NGUYỄN QUANG MỤC, sanh năm Kỷ Dậu 1789. (trang 82)
5. Mẹ của Phật Thầy Tây An chính là Như Ý Võ Hoàng Hậu, tức Ngọc Hân Công Chúa. (trang 130)
6. Ngô Văn Sở được lịnh bí mật thiêu chết anh em Phật Thầy nhưng đã bí mật cho con cái thế mạng đưa hai anh em Phật Thầy đi trốn bằng thuyền. (trang 155) ĐẠI TƯ MÃ NGÔ VĂN SỞ đã cứu thoát anh em PHẬT THẦY và bí mật nhờ viên tướng họ ĐINH đưa mẹ con Phật Thầy về miền Nam. (trang 162)
7. Bà Ngọc Hân và con của Bà đã vào vùng Cù lao giữa Sông Tiền và sông Hậu, mai danh ẩn tích quanh quẩn giữa phà An Hòa và Cái Tàu Thượng. Sau đó Bà mất và an táng ở rạch Cái Nai. (trang 172) Rạch Cái Nai cách Thị xã Long Xuyên khoảng 5km, (trang 166) cách phà An Hòa 6km, cách chợ Cái Tàu Thượng cũng 6km. (trang 169)
8. Mộ Bà Cái Nai chính là mộ thật của Bà Ngọc Hân Công Chúa, còn ngôi mộ ở làng PHÙ NINH bị THIỆU TRỊ quật lên chỉ là một ngôi mộ giả mà thôi,… (trang 179)
9. Sau sự trả thù của Vua Gia Long, hậu duệ của Vua Quang Trung còn được ba người sống sót, gồm hai trai và một gái. Trong đó, có hai con của Bà Ngọc Hân Công Chúa: một trai một gái, và một người con trai của một vị Hoàng Phi khác. (trang 183)
10. Hai người con trai của Vua Quang Trung còn sống sót sau sự tru diệt của Gia Long. Đó là Tiết chế NGUYỄN QUANG THÙY và Phật Thầy Tây An NGUYỄN QUANG MỤC. (trang 198) người con gái của Bà Ngọc Hân tên là NGUYỄN THỊ BẢO DỤC (hoặc DỤC BẢO) sau đổi tên là TRẦN THỊ NGỌC (có sách viết là TRẦN THỊ NGỌC BẢO, hoặc NGUYỄN THỊ NGỌC) còn sống sót giữ gìn cơ nghiệp của cha mẹ. (trang 200)
11. Mẹ của Tiết Chế NGUYỄN QUANG THÙY, tên là TRẦN THU HƯƠNG, là một vị Hầu Nương, nên không được phong làm Hoàng Hậu, mà chỉ được nâng lên làm một vị Thứ Phi. (trang 198)
12. Tiết Chế NGUYỄN QUANG THÙY là anh cả của các em đã nghe lời dạy của Thầy (La Sơn Phu Tử), giả thắt cổ chết để rồi thoát khỏi sự tru diệt của Gia Long. (trang 194) Nguyễn Quang Thùy vào Nam, mai danh ở vùng Cái Tắc gần Cái Răng, Cái Chanh, nơi Ông Hồ Văn Điểu và Hồ Văn Phi ở hoặc Cái Tàu Thượng, Cái Tàu Hạ nơi Phật Thầy Tây An ở ẩn. (trang 218) vì hoàn cảnh nguy hiểm Nguyễn Quang Thùy đã trao con tên là Điểu cho Hồ Văn Phi nuôi, trước ở Cái Vồn, Bình Minh, sau chuyển qua ở làng Thường Thạnh, Cái Răng. (trang 225)
13. Ông Hồ Văn Điểu, con nuôi Ông Hồ Văn Phi, là con của Tiết chế Nguyễn Quang Thùy…(trang 226)
14. Sẽ có một vị thiếu niên Thần đồng trẻ tuổi, cực kỳ thông minh, xuất thân từ dòng dõi Vua Quang Trung, sẽ phát hiện thêm những bí mật của Triều Đại Tây Sơn, chứng minh hậu duệ của Hồ Thơm còn tồn tại, nhất là lăng mộ bí mật chưa hề bị khai quật của Vua Quang Trung vẫn còn nằm sâu trong lòng đất hơn 200 năm…(trang 226-227)
15. Lăng mộ bí mật của Vua Quang Trung không phải là Lăng Đan Dương ở gò Bình An bị Gia Long quật mồ rồi lấy xác nghiền nát trộn với thuốc súng mà bắn, đầu thì bỏ vào vò mà giam như Sử Triều Nguyễn đã ghi. (trang 227-228) mà Vua Quang Trung được chôn sâu ở vùng gò thuộc phường Trường An (Huế) bây giờ. (trang 172) Đồng thời, theo như lời tác giả: ”Các nhà Sử học có rảnh thời giờ, bớt đi lòng khinh thị đối với quyển thánh kinh của Đạo TINH MINH, hãy thử để mắt vào quyển KIM CỔ KỲ QUAN, biết đâu sẽ tìm được dấu vết lăng mộ của nhà Thiên tài Quân sự, không phải tốn quá nhiều công sức đi tìm những cái mồ trước đã từng khai quật.” (trang 228)
Ngoài những sự kiện nêu trên mà tác giả quyển sách cho là chính xác và đáng tin cậy, (qua các câu tác giả thường dùng như: “ta có thể khẳng định, không sợ sai lầm rằng”, “ta có thể đoán chắc”, ”ta có thể kết luận mà không sợ sai lầm rằng”, ”ta đi đến kết luận dứt khoát”, ”ta đã chứng minh khá rõ ràng”, ”đoạn thơ trên chứng minh rõ ràng”…) dựa vào nội dung KIM CỔ KỲ QUAN tác giả còn phanh phui những nghi án về Bà Ngọc Hân Công Chúa và những nhân vật có liên quan đến Bà. Trước hết, căn cứ vào Sử liệu và một số Tài liệu mà tác giả dày công sưu tầm và nghiên cứu thì:
Theo quyển “Ngọc Hân Công Chúa Dật Sử” (Vô Danh) được trích đăng trên báo Nam Phong số 103 có một đoạn như sau:”Dòng dõi Tây Sơn không còn sót một ai. Công Chúa Ngọc Hân là con của Vua Lê được khỏi nạn. Năm ấy đã 32 tuổi, mà nhan sắc vẫn còn đẹp chưa hề suy giảm. Vua Thế Tổ bổn triều (Gia Long) để yên Bà ở Dịch đình (nhà ở cạnh Cung điện) cho người hầu hạ. Bầy tôi có người đàm tiếu, cho rằng Công Chúa là của thừa của Tây Sơn, nên can gián Vua. Vua bảo: ”Đất đai, nhân dân ngày nay không một thứ gì là không phải của thừa Tây Sơn sao? Có gì mà ngại?”. Sau Vua Gia Long cho Công Chúa về quê quán của Mẹ, thuộc Tỉnh Bắc Ninh cho đến ngày Bà mất.” (trang 131)
Theo quyển “Đỉnh Tập Quốc sử di biên” [2], Bà Ngọc Hân mất năm 1804 tại quê mẹ. Tuy nhiên căn cứ vào năm bài Văn Tế của Phan Huy Ích tế Bắc Cung Hoàng Hậu, một số nhà Sử học lại xác nhận Bà mất năm Kỷ Mùi 1799. Nhưng sự thật, vẫn còn hai câu ca dao mỉa mai Bà:
“Gái đâu có gái lạ lùng,
Con Vua mà lấy hai chồng làm Vua.” (trang 132)
Cũng trong “Đỉnh tập Quốc sử di biên” (bản dịch) có chép: ”Có người làng Phù Ninh, tên là Tổng Phụng, cậy quyền thế là người làng họ Bà Công Chúa, tranh kiện với dân, việc đến tai Vua. Vua giận lắm, truyền bắt tội tên Tổng Phụng, và ngày 28 tháng 4 năm Quý Mão (năm THIỆU TRỊ thứ ba 1843) cho đào mả Bà Ngọc Hân Công Chúa đổ xuống sông, và bán ruộng bán nhà thờ Bà ấy.” (trang 91)
“Thi văn bình chú” của Ngô Tất Tố viết: ”Khi nhà Tây Sơn mất nước, Bà và các con đổi tên họ lẩn vào ở ẩn ở một làng trong Tỉnh Quảng Nam. Nhưng không bao lâu có kẻ phát giác, Bà phải uống thuốc độc tự tử, hai con đều phải thắt cổ chết.” (trang 91)
“Trung Bắc Chủ Nhật” số 53 có bài của Sở Báo viết: ”Ông có về làng Phù Ninh, được mấy vị Cố Lão kể cho nghe về thân thế Bà Ngọc Hân. Theo lời Ông thì sau khi nhà Tây Sơn mất Ngọc Hân Công Chúa đem hai con về ẩn trốn một nơi Tỉnh Quảng Nam, con trai đổi tên là TRẦN VĂN ĐỨC, con gái đổi tên là TRẦN THỊ NGỌC BẢO, chẳng bao lâu tung tích lại bại lộ, cả ba mẹ con bị bắt và xử “Tam Ban Triều Điển”. Năm ấy Bà 30 tuổi, con gái 13, con trai 10. Sau Bà Chiêu Nghi (mẹ đẻ Bà Ngọc Hân) cho người đi lấy di hài con cháu về chôn ở làng Phù Ninh và lập đền thờ. Vài năm sau vì có việc ghen ghét tố giác, triều đình bắt tội mấy Kỳ hào đã công nhiên cho xây lăng và đền thờ “Ngụy Hậu”, sai phá hủy đền, đào xương đổ xuống sông.” (trang 92)
“Những khám phá về Hoàng Đế Quang Trung” của Đỗ Bang có đoạn: ”Gần đây, các nhà sử học đã tìm ra được những lá thơ của các Giáo sĩ Pháp. Trong số đó, có một lá thơ của một Giáo sĩ kể lại cuộc viếng thăm các tù nhân Tây Sơn bao gồm các con của Vua Quang Trung, trong đó, có hai đứa con của Bà Ngọc Hân Công Chúa, một trai khoảng 12 tuổi và một gái, khoảng 10 tuổi. Có lẽ trong lúc đó, Bà Ngọc Hân Công Chúa đang ở dịch đình theo lịnh của Vua Gia Long.”(trang 145). Ngoài ra, ở trang 24, sách nầy còn viết: ”Phải chăng Bà TRẦN THU HƯƠNG, mẹ của Tiết Chế NGUYỄN QUANG THÙY, chính là vị Thứ Phi đã bị Gia Long hành quyết tại bãi KIM BỒNG, chặt đầu, lột áo quần thả trôi sông ?”(trang 198)
“Tập san Sử Địa” Xuân Tân Hợi 1971 – Sài Gòn, ông Nhất Thanh có nhận xét: ”…Kiến giải trên đây (Bắc Cung Hoàng Hậu có hai con, Bà mất năm 1804) không phải là một ức thuyết mà là căn cứ vào sử liệu đã có từ lâu đời, một có giá trị có thể coi là tuyệt đối với lối biên niên (Đỉnh tập Quốc sử di biên), và một có tính cách dã sử (Ngọc Hân Công Chúa dật sự). Dù sao ta vẫn có quyền trông đợi ở các nhà Sử học tìm kiếm thêm ra tài liệu, hoặc biện minh cho ra sự thật đến nay vẫn còn có thể bàn cãi.” (trang 100 & 101)
Trong khi đó, qua nội dung KIM CỔ KỲ QUAN, tác giả khám phá những sự kiện nầy như sau:
Bà Ngọc Hân bài giải: ”Tôi đã mang một án về tình, là để quỉ làm ô uế thân xác tôi, người ta đã khinh rẻ tôi là một người đàn bà có đến hai người chồng, khiến cho tôi phải hổ ngươi với đời. Nhưng họ có biết đâu tôi đang một mình suy nghĩ làm thế nào để giải thoát cái chết cho tôi và con cái tôi.” Bà còn tâm sự với chồng ở đoạn nầy: ”Tôi đã ở chí tình với Ngài, nhưng Ngài không biết có phiền tôi vì người đời đã gieo tiếng oan cho tôi không?” (trang 136)
Bà Ngọc Hân Công Chúa vì thủ tiết với chồng đã nhờ một người Cung Nữ vừa là em nuôi, rất giống Bà tên là Trần Thị Minh (hoặc Ngọc Minh) thay Bà trá hôn, để chiều lòng Gia Long, vừa tìm cách cứu hai con hiện đang bị giam giữ. Hoàn cảnh của Bà Ngọc Hân không cho phép Bà tự tử để bảo toàn trinh tiết, vì hai con đang ở trong tay Gia Long. Lúc đó Bà đã ẩn mặt, hủy hoại nhan sắc trở thành người tầm thường. Sau đó Bà đã được đưa (trốn) về Quê mẹ là làng Phù Ninh, giả chết, lập mộ giả ở đó, rồi bí mật cùng hai con trốn vào miền Nam. (trang 141)
Tất cả sự trá hôn, trốn vào Miền Nam, lập đạo Bửu Sơn Kỳ Hương của Bà Ngọc Hân, chính là do mưu kế của La sơn Phu Tử. (trang 143)
Bà Ngọc Hân Công Chúa thật sự có bị Gia Long cưỡng ép, nhưng Bà đã thông minh và can đảm y theo kế của La Sơn Phu Tử, nhờ Trần Thị Minh (Ngọc Minh) thay thế tiến cung đồng thời tìm cách cứu hai con Bà thoát nạn. Sau đó Bà trở ra quê Mẹ ở làng Phù Ninh, giả chết lập mộ giả rồi cùng con vào Miền Nam. Chính viên tướng họ Đinh lái thuyền đưa Mẹ con Bà đi một cách an toàn. (trang 144). Rất có thể là ĐINH TÍCH NHƯỠNG (?) (trang 142)
Bà Ngọc Hân Công Chúa cùng con thơ vào mai danh ẩn tích, làm ruộng rẫy ở vùng Cù lao giữa sông Tiền và sông Hậu. Hai mẹ con Bà đã từng lên Điện Ông Cấm núi Thiên Cẩm Sơn lánh nạn và tu hành rất lâu. Sau đó Phật Thầy ra mở đạo ở làng Tòng Sơn, Cái Tàu Thượng, Sa Đéc. (trang 163)
Bà Ngọc Hân đã âm thầm đau khổ nuôi con thơ thành người; sau con Bà đã trở thành một vị PHẬT, có ảnh hưởng rộng khắp cả miền Tây Nam Việt, với tấm Trần Điều màu đỏ (không phải màu dà của Phật Giáo Hòa Hảo) được thờ kính tôn nghiêm do hàng triệu tín đồ BỬU SƠN KỲ HƯƠNG, qua các chi nhánh có danh xưng khác nhau như TINH-MINH HIẾU-NGHĨA, TỨ ÂN, HÒA HẢO… Cuối cuộc đời, Bà đã yên nghỉ ở tại rạch Cái Nai, cách Thị xã Long Xuyên khoảng 5Km, qua phà AN-HÒA đi về Cái -Tàu Thượng. (trang 166)
Bà Ngọc Hân Công Chúa thọ được 50 tuổi mới mất (1770-1820). Ngày tháng mất, ta căn cứ vào lễ kỵ giỗ hàng năm của Bà là ngày 28 và 29 tháng 10 ÂL tại Chùa Mộ Bà Cái Nai. (trang 174)
Chính Bà Ngọc Hân Công Chúa đã lập ra đạo BỬU SƠN KỲ HƯƠNG cho con… (trang 175)
Tóm lại, nếu đem so sánh các Sử liệu và tài liệu viết về Bà Ngọc Hân Công Chúa với quyển “Thân thế PHẬT THẦY TÂY AN và NGỌC HÂN CÔNG CHÚA qua KIM CỔ KỲ QUAN” của Cư sĩ SRIPOLIEU thì chúng ta thấy có nhiều điểm hoàn toàn khác biệt và mới lạ. Trong khi các Sử liệu thì cho Bà Ngọc Hân Công Chúa chết năm 1799 hoặc 1804 tại miền Bắc và dòng dõi Tây Sơn không còn một ai sống sót, thì trái lại, Cư sĩ SRIPOLIEU sau hơn hai mươi năm nghiên cứu Kim Cổ Kỳ Quan kết luận rằng Bà Ngọc Hân Công Chúa đã trốn thoát được vào miền Nam cùng với hai người con ruột của Bà với Vua Quang Trung và một người con trai khác cũng của Vua Quang Trung từng giữ chức Tiết Chế Bắc Hà tên là Nguyễn Quang Thùy.
Điều đặc biệt đáng lưu tâm được tiết lộ trong quyển sách nầy là Đức Phật Thầy Tây An (tên thật Nguyễn Quang Mục) lại chính là con ruột của Bà Ngọc Hân Công Chúa và Vua Quang Trung Nguyễn Huệ. Ngoài ra, MỘ BÀ ở Rạch Cái Nai, xã Hội An, huyện Chợ Mới – An Giang đích thị là mộ Bà Ngọc Hân Công Chúa (mất năm 1820, thọ 50 tuổi) và Lăng Mộ của Vua Quang Trung chưa hề bị khai quật, vẫn còn nằm sâu trong lòng đất từ hơn hai trăm năm qua.
Chúng tôi, những tín đồ PGHH thuộc thế hệ thứ ba, cảm thấy rất ngỡ ngàng trước sự khám phá mới mẻ nầy, mặc dầu thời gian trước đây cố Học giả Hồ Hữu Tường (là cháu nội của Ông HỒ VĂN ĐIỂU) có đưa ra giả thuyết PHẬT THẦY TÂY AN chính là con trai út của Vua Quang Trung và Bà Ngọc Hân Công Chúa. Ngài đã thoát khỏi sự tru di gia tộc của Gia Long lánh nạn vào Miền Nam, thay tên đổi họ và lập ra đạo Bửu Sơn Kỳ Hương. Tiếc rằng giả thuyết trên chỉ căn cứ vào lời truyền khẩu của các vị Tiền bối, chớ không có một quyển kinh sách nào viết lại để chứng minh; do đó nó không đủ sức thuyết phục các nhà Sử học Việt Nam. Thêm vào đó, nghi án lịch sử nầy cũng được Ông “phân trần” rõ ràng trên tờ HÒA ĐỒNG số 4 ngày 23/1/1965 là không đủ chứng cớ khoa học để xác nhận… Chúng tôi dành phần phán xét và quyết định sự hư thực nầy cho các đồng đạo niên trưởng, các học giả, các nhà nghiên cứu Sử học hằng quan tâm đến Tông phái Bửu Sơn Kỳ Hương… Kính xin chư quý vị sớm đưa ra một kết luận xác đáng về Thân thế Đức Phật Thầy để có thể tránh được sự sai lầm đã có từ hơn 150 năm qua...
Nguyễn Văn Hiệp (Sacramento, CA)
Xem online : LÊ NGỌC HÂN VÀ LÊ NGỌC BÌNH
Chú thích
[1] Chùa Tây An thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Ðốc, tỉnh An Giang, mang dáng dấp Ấn Ðộ. Chùa do một vị quan triều Nguyễn đời Minh Mạng (1820) là Tổng đốc Nguyễn Nhật An xây dựng theo lời nguyện của ông khi được triều đình phái đi Cao Miên. Hoà thượng trụ trì đầu tiên là Nguyễn Văn Giác, pháp hiệu Hải Tịnh. Năm Thiệu Trị thứ 7 (1847) một vị Hoà thượng nữa là Ðoàn Minh Huyền, pháp hiệu Pháp Tang đến trụ trì, ngoài việc tu hành còn làm thuốc trị bệnh rất hiệu quả nên sau khi mất được tôn là Phật thầy Tây An cho đến ngày nay.
[2] “Đỉnh tập Quốc sử di biên” là quyển sử biên niên bằng chữ Hán, chép việc từ năm Nhâm Tuất 1802 đến năm Mậu Thân 1848 (năm Tự Đức thứ hai) do Dưỡng Hạo Hiên biên soạn, sách viết tay chưa in. Bản chữ Hán số SA-10 ở Viện khảo cổ Sài Gòn.
Cư sĩ Sripolieu là người đang sống tại tỉnh Bạc Liêu, theo quyển "Theo Dấu Người Xưa".
Trước hết, tác giả phân trần trong LỜI GIỚI THIỆU: “Sau hơn 20 năm nghiên cứu quyển kinh KIM-CỔ KỲ-QUAN được viết bằng chữ Nôm của Ông NGUYỄN VĂN THỚI (1866-1926), một Đệ tử kiệt xuất của Hệ phái TINH-MINH-HIẾU-NGHĨA của Ông TRẦN VĂN NHU và là một Chí sĩ yêu nước, người viết đã khám phá ra sự bí mật của thân thế PHẬT THẦY TÂY AN [1], được tiết lộ một cách cực kỳ khéo léo trong quyển được gọi là THÁNH-KINH nầy, để qua được tai mắt của Triều đình nhà Nguyễn.” (trang 2).
Sau đó, tác giả cho biết: “Nội dung của KIM CỔ KỲ QUAN theo thiển kiến của người viết, ngoài giáo lý tứ trọng ân để tu nhân học Phật, còn mấy phần chính yếu sau được Ông Ba trình bày một cách bí mật:
1. Thân thế Phật Thầy và dòng dõi của Ngài.
2. Gia đình Đức Quản Cơ TRẦN VĂN THÀNH với phong trào chống Pháp của Nghĩa Quân Gia Nghị ở chiến khu Bảy Thưa.
3. Cuộc đại biến thiên của trái đất.
4. Tương lai rực rỡ của dân tộc Việt Nam.
Trong tập sách nhỏ nầy, người viết chỉ bàn đến phần một, tức thân thế Phật Thầy và dòng dõi của Ngài, vì nó liên quan mật thiết với Triều Đại TÂY SƠN, trong đó chính yếu là Vua QUANG TRUNG và Bà NGỌC HÂN CÔNG CHÚA. Mục đích của người viết có hai điều khi soạn tập sách nầy:
1. Muốn góp phần với các nhà khoa học lịch sử tìm di tích của Vua QUANG TRUNG và Bà NGỌC HÂN CÔNG CHÚA, nhất là mộ phần của hai người.
2. Muốn giải thích rõ ràng cho các môn nhân BỬU SƠN KỲ HƯƠNG về thân thế của Phật Thầy mà bao thế hệ qua đã hiểu lầm, mặc dầu tất cả đều tôn kính Ngài là một vị Phật Việt Nam.” (trang 13-14)
Thật ra, tác giả nghiên cứu Kim Cổ Kỳ Quan qua bản dịch bằng chữ Quốc ngữ như lời Ông tiết lộ: ”Chúng tôi nghiên cứu và giải thích theo bản in Bộ KIM CỔ KỲ QUAN, xuất bản năm 1957 - giấy phép số 423-TTT/PKD Sài gòn, do Ông TRẦN QUANG TRÂM ở LÁNG LINH (Dinh Ông Thẻ) sao chép lại và dịch ra quốc ngữ năm 1947 từ bản chính với 4 chữ CỦA XƯA ĐỂ LẠI”.(trang 26)Để rồi, sau hơn hai trăm trang sách phân tích (có khi từng chữ, từng câu hoặc cả đoạn) rồi đối chiếu, dẫn chứng, nhận định và thuyết phục, tác giả đưa ra những kết quả như sau:
1. BỬU SƠN là TÂY SƠN và KỲ HƯƠNG đó là HỒ THƠM. Nói ngắn gọn, BỬU SƠN KỲ HƯƠNG chính là TÂY SƠN HỒ THƠM vậy. Cũng chính vì thế, Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương chỉ thờ một tấm Trần Điều màu son đỏ, tượng trưng cho màu cờ Đào (Đào: Điều), nền son đỏ có mặt trời màu vàng hiện trên nền, là cờ của Vua Quang Trung ngày trước. (trang 45)
2. Thật sự PHẬT THẦY đã đổi tên lẫn họ, cho nên tên MINH HUYÊN cũng là một cái tên giả. (trang 47)
3. Phật Thầy không phải sanh năm Đinh Mão 1807 như trên mộ bia ở Núi Sam mà là sanh năm Kỷ Dậu 1789, tức là năm Vua Quang Trung đại phá Quân Thanh, và tên thật của Ngài là Nguyễn Quang Mục. (trang 60)
4. Phật Thầy Tây An là con của Vua QUANG TRUNG, với tên thật là NGUYỄN QUANG MỤC, sanh năm Kỷ Dậu 1789. (trang 82)
5. Mẹ của Phật Thầy Tây An chính là Như Ý Võ Hoàng Hậu, tức Ngọc Hân Công Chúa. (trang 130)
6. Ngô Văn Sở được lịnh bí mật thiêu chết anh em Phật Thầy nhưng đã bí mật cho con cái thế mạng đưa hai anh em Phật Thầy đi trốn bằng thuyền. (trang 155) ĐẠI TƯ MÃ NGÔ VĂN SỞ đã cứu thoát anh em PHẬT THẦY và bí mật nhờ viên tướng họ ĐINH đưa mẹ con Phật Thầy về miền Nam. (trang 162)
7. Bà Ngọc Hân và con của Bà đã vào vùng Cù lao giữa Sông Tiền và sông Hậu, mai danh ẩn tích quanh quẩn giữa phà An Hòa và Cái Tàu Thượng. Sau đó Bà mất và an táng ở rạch Cái Nai. (trang 172) Rạch Cái Nai cách Thị xã Long Xuyên khoảng 5km, (trang 166) cách phà An Hòa 6km, cách chợ Cái Tàu Thượng cũng 6km. (trang 169)
8. Mộ Bà Cái Nai chính là mộ thật của Bà Ngọc Hân Công Chúa, còn ngôi mộ ở làng PHÙ NINH bị THIỆU TRỊ quật lên chỉ là một ngôi mộ giả mà thôi,… (trang 179)
9. Sau sự trả thù của Vua Gia Long, hậu duệ của Vua Quang Trung còn được ba người sống sót, gồm hai trai và một gái. Trong đó, có hai con của Bà Ngọc Hân Công Chúa: một trai một gái, và một người con trai của một vị Hoàng Phi khác. (trang 183)
10. Hai người con trai của Vua Quang Trung còn sống sót sau sự tru diệt của Gia Long. Đó là Tiết chế NGUYỄN QUANG THÙY và Phật Thầy Tây An NGUYỄN QUANG MỤC. (trang 198) người con gái của Bà Ngọc Hân tên là NGUYỄN THỊ BẢO DỤC (hoặc DỤC BẢO) sau đổi tên là TRẦN THỊ NGỌC (có sách viết là TRẦN THỊ NGỌC BẢO, hoặc NGUYỄN THỊ NGỌC) còn sống sót giữ gìn cơ nghiệp của cha mẹ. (trang 200)
11. Mẹ của Tiết Chế NGUYỄN QUANG THÙY, tên là TRẦN THU HƯƠNG, là một vị Hầu Nương, nên không được phong làm Hoàng Hậu, mà chỉ được nâng lên làm một vị Thứ Phi. (trang 198)
12. Tiết Chế NGUYỄN QUANG THÙY là anh cả của các em đã nghe lời dạy của Thầy (La Sơn Phu Tử), giả thắt cổ chết để rồi thoát khỏi sự tru diệt của Gia Long. (trang 194) Nguyễn Quang Thùy vào Nam, mai danh ở vùng Cái Tắc gần Cái Răng, Cái Chanh, nơi Ông Hồ Văn Điểu và Hồ Văn Phi ở hoặc Cái Tàu Thượng, Cái Tàu Hạ nơi Phật Thầy Tây An ở ẩn. (trang 218) vì hoàn cảnh nguy hiểm Nguyễn Quang Thùy đã trao con tên là Điểu cho Hồ Văn Phi nuôi, trước ở Cái Vồn, Bình Minh, sau chuyển qua ở làng Thường Thạnh, Cái Răng. (trang 225)
13. Ông Hồ Văn Điểu, con nuôi Ông Hồ Văn Phi, là con của Tiết chế Nguyễn Quang Thùy…(trang 226)
14. Sẽ có một vị thiếu niên Thần đồng trẻ tuổi, cực kỳ thông minh, xuất thân từ dòng dõi Vua Quang Trung, sẽ phát hiện thêm những bí mật của Triều Đại Tây Sơn, chứng minh hậu duệ của Hồ Thơm còn tồn tại, nhất là lăng mộ bí mật chưa hề bị khai quật của Vua Quang Trung vẫn còn nằm sâu trong lòng đất hơn 200 năm…(trang 226-227)
15. Lăng mộ bí mật của Vua Quang Trung không phải là Lăng Đan Dương ở gò Bình An bị Gia Long quật mồ rồi lấy xác nghiền nát trộn với thuốc súng mà bắn, đầu thì bỏ vào vò mà giam như Sử Triều Nguyễn đã ghi. (trang 227-228) mà Vua Quang Trung được chôn sâu ở vùng gò thuộc phường Trường An (Huế) bây giờ. (trang 172) Đồng thời, theo như lời tác giả: ”Các nhà Sử học có rảnh thời giờ, bớt đi lòng khinh thị đối với quyển thánh kinh của Đạo TINH MINH, hãy thử để mắt vào quyển KIM CỔ KỲ QUAN, biết đâu sẽ tìm được dấu vết lăng mộ của nhà Thiên tài Quân sự, không phải tốn quá nhiều công sức đi tìm những cái mồ trước đã từng khai quật.” (trang 228)
Ngoài những sự kiện nêu trên mà tác giả quyển sách cho là chính xác và đáng tin cậy, (qua các câu tác giả thường dùng như: “ta có thể khẳng định, không sợ sai lầm rằng”, “ta có thể đoán chắc”, ”ta có thể kết luận mà không sợ sai lầm rằng”, ”ta đi đến kết luận dứt khoát”, ”ta đã chứng minh khá rõ ràng”, ”đoạn thơ trên chứng minh rõ ràng”…) dựa vào nội dung KIM CỔ KỲ QUAN tác giả còn phanh phui những nghi án về Bà Ngọc Hân Công Chúa và những nhân vật có liên quan đến Bà. Trước hết, căn cứ vào Sử liệu và một số Tài liệu mà tác giả dày công sưu tầm và nghiên cứu thì:
Theo quyển “Ngọc Hân Công Chúa Dật Sử” (Vô Danh) được trích đăng trên báo Nam Phong số 103 có một đoạn như sau:”Dòng dõi Tây Sơn không còn sót một ai. Công Chúa Ngọc Hân là con của Vua Lê được khỏi nạn. Năm ấy đã 32 tuổi, mà nhan sắc vẫn còn đẹp chưa hề suy giảm. Vua Thế Tổ bổn triều (Gia Long) để yên Bà ở Dịch đình (nhà ở cạnh Cung điện) cho người hầu hạ. Bầy tôi có người đàm tiếu, cho rằng Công Chúa là của thừa của Tây Sơn, nên can gián Vua. Vua bảo: ”Đất đai, nhân dân ngày nay không một thứ gì là không phải của thừa Tây Sơn sao? Có gì mà ngại?”. Sau Vua Gia Long cho Công Chúa về quê quán của Mẹ, thuộc Tỉnh Bắc Ninh cho đến ngày Bà mất.” (trang 131)
Theo quyển “Đỉnh Tập Quốc sử di biên” [2], Bà Ngọc Hân mất năm 1804 tại quê mẹ. Tuy nhiên căn cứ vào năm bài Văn Tế của Phan Huy Ích tế Bắc Cung Hoàng Hậu, một số nhà Sử học lại xác nhận Bà mất năm Kỷ Mùi 1799. Nhưng sự thật, vẫn còn hai câu ca dao mỉa mai Bà:
“Gái đâu có gái lạ lùng,
Con Vua mà lấy hai chồng làm Vua.” (trang 132)
Cũng trong “Đỉnh tập Quốc sử di biên” (bản dịch) có chép: ”Có người làng Phù Ninh, tên là Tổng Phụng, cậy quyền thế là người làng họ Bà Công Chúa, tranh kiện với dân, việc đến tai Vua. Vua giận lắm, truyền bắt tội tên Tổng Phụng, và ngày 28 tháng 4 năm Quý Mão (năm THIỆU TRỊ thứ ba 1843) cho đào mả Bà Ngọc Hân Công Chúa đổ xuống sông, và bán ruộng bán nhà thờ Bà ấy.” (trang 91)
“Thi văn bình chú” của Ngô Tất Tố viết: ”Khi nhà Tây Sơn mất nước, Bà và các con đổi tên họ lẩn vào ở ẩn ở một làng trong Tỉnh Quảng Nam. Nhưng không bao lâu có kẻ phát giác, Bà phải uống thuốc độc tự tử, hai con đều phải thắt cổ chết.” (trang 91)
“Trung Bắc Chủ Nhật” số 53 có bài của Sở Báo viết: ”Ông có về làng Phù Ninh, được mấy vị Cố Lão kể cho nghe về thân thế Bà Ngọc Hân. Theo lời Ông thì sau khi nhà Tây Sơn mất Ngọc Hân Công Chúa đem hai con về ẩn trốn một nơi Tỉnh Quảng Nam, con trai đổi tên là TRẦN VĂN ĐỨC, con gái đổi tên là TRẦN THỊ NGỌC BẢO, chẳng bao lâu tung tích lại bại lộ, cả ba mẹ con bị bắt và xử “Tam Ban Triều Điển”. Năm ấy Bà 30 tuổi, con gái 13, con trai 10. Sau Bà Chiêu Nghi (mẹ đẻ Bà Ngọc Hân) cho người đi lấy di hài con cháu về chôn ở làng Phù Ninh và lập đền thờ. Vài năm sau vì có việc ghen ghét tố giác, triều đình bắt tội mấy Kỳ hào đã công nhiên cho xây lăng và đền thờ “Ngụy Hậu”, sai phá hủy đền, đào xương đổ xuống sông.” (trang 92)
“Những khám phá về Hoàng Đế Quang Trung” của Đỗ Bang có đoạn: ”Gần đây, các nhà sử học đã tìm ra được những lá thơ của các Giáo sĩ Pháp. Trong số đó, có một lá thơ của một Giáo sĩ kể lại cuộc viếng thăm các tù nhân Tây Sơn bao gồm các con của Vua Quang Trung, trong đó, có hai đứa con của Bà Ngọc Hân Công Chúa, một trai khoảng 12 tuổi và một gái, khoảng 10 tuổi. Có lẽ trong lúc đó, Bà Ngọc Hân Công Chúa đang ở dịch đình theo lịnh của Vua Gia Long.”(trang 145). Ngoài ra, ở trang 24, sách nầy còn viết: ”Phải chăng Bà TRẦN THU HƯƠNG, mẹ của Tiết Chế NGUYỄN QUANG THÙY, chính là vị Thứ Phi đã bị Gia Long hành quyết tại bãi KIM BỒNG, chặt đầu, lột áo quần thả trôi sông ?”(trang 198)
“Tập san Sử Địa” Xuân Tân Hợi 1971 – Sài Gòn, ông Nhất Thanh có nhận xét: ”…Kiến giải trên đây (Bắc Cung Hoàng Hậu có hai con, Bà mất năm 1804) không phải là một ức thuyết mà là căn cứ vào sử liệu đã có từ lâu đời, một có giá trị có thể coi là tuyệt đối với lối biên niên (Đỉnh tập Quốc sử di biên), và một có tính cách dã sử (Ngọc Hân Công Chúa dật sự). Dù sao ta vẫn có quyền trông đợi ở các nhà Sử học tìm kiếm thêm ra tài liệu, hoặc biện minh cho ra sự thật đến nay vẫn còn có thể bàn cãi.” (trang 100 & 101)
Trong khi đó, qua nội dung KIM CỔ KỲ QUAN, tác giả khám phá những sự kiện nầy như sau:
Bà Ngọc Hân bài giải: ”Tôi đã mang một án về tình, là để quỉ làm ô uế thân xác tôi, người ta đã khinh rẻ tôi là một người đàn bà có đến hai người chồng, khiến cho tôi phải hổ ngươi với đời. Nhưng họ có biết đâu tôi đang một mình suy nghĩ làm thế nào để giải thoát cái chết cho tôi và con cái tôi.” Bà còn tâm sự với chồng ở đoạn nầy: ”Tôi đã ở chí tình với Ngài, nhưng Ngài không biết có phiền tôi vì người đời đã gieo tiếng oan cho tôi không?” (trang 136)
Bà Ngọc Hân Công Chúa vì thủ tiết với chồng đã nhờ một người Cung Nữ vừa là em nuôi, rất giống Bà tên là Trần Thị Minh (hoặc Ngọc Minh) thay Bà trá hôn, để chiều lòng Gia Long, vừa tìm cách cứu hai con hiện đang bị giam giữ. Hoàn cảnh của Bà Ngọc Hân không cho phép Bà tự tử để bảo toàn trinh tiết, vì hai con đang ở trong tay Gia Long. Lúc đó Bà đã ẩn mặt, hủy hoại nhan sắc trở thành người tầm thường. Sau đó Bà đã được đưa (trốn) về Quê mẹ là làng Phù Ninh, giả chết, lập mộ giả ở đó, rồi bí mật cùng hai con trốn vào miền Nam. (trang 141)
Tất cả sự trá hôn, trốn vào Miền Nam, lập đạo Bửu Sơn Kỳ Hương của Bà Ngọc Hân, chính là do mưu kế của La sơn Phu Tử. (trang 143)
Bà Ngọc Hân Công Chúa thật sự có bị Gia Long cưỡng ép, nhưng Bà đã thông minh và can đảm y theo kế của La Sơn Phu Tử, nhờ Trần Thị Minh (Ngọc Minh) thay thế tiến cung đồng thời tìm cách cứu hai con Bà thoát nạn. Sau đó Bà trở ra quê Mẹ ở làng Phù Ninh, giả chết lập mộ giả rồi cùng con vào Miền Nam. Chính viên tướng họ Đinh lái thuyền đưa Mẹ con Bà đi một cách an toàn. (trang 144). Rất có thể là ĐINH TÍCH NHƯỠNG (?) (trang 142)
Bà Ngọc Hân Công Chúa cùng con thơ vào mai danh ẩn tích, làm ruộng rẫy ở vùng Cù lao giữa sông Tiền và sông Hậu. Hai mẹ con Bà đã từng lên Điện Ông Cấm núi Thiên Cẩm Sơn lánh nạn và tu hành rất lâu. Sau đó Phật Thầy ra mở đạo ở làng Tòng Sơn, Cái Tàu Thượng, Sa Đéc. (trang 163)
Bà Ngọc Hân đã âm thầm đau khổ nuôi con thơ thành người; sau con Bà đã trở thành một vị PHẬT, có ảnh hưởng rộng khắp cả miền Tây Nam Việt, với tấm Trần Điều màu đỏ (không phải màu dà của Phật Giáo Hòa Hảo) được thờ kính tôn nghiêm do hàng triệu tín đồ BỬU SƠN KỲ HƯƠNG, qua các chi nhánh có danh xưng khác nhau như TINH-MINH HIẾU-NGHĨA, TỨ ÂN, HÒA HẢO… Cuối cuộc đời, Bà đã yên nghỉ ở tại rạch Cái Nai, cách Thị xã Long Xuyên khoảng 5Km, qua phà AN-HÒA đi về Cái -Tàu Thượng. (trang 166)
Bà Ngọc Hân Công Chúa thọ được 50 tuổi mới mất (1770-1820). Ngày tháng mất, ta căn cứ vào lễ kỵ giỗ hàng năm của Bà là ngày 28 và 29 tháng 10 ÂL tại Chùa Mộ Bà Cái Nai. (trang 174)
Chính Bà Ngọc Hân Công Chúa đã lập ra đạo BỬU SƠN KỲ HƯƠNG cho con… (trang 175)
Tóm lại, nếu đem so sánh các Sử liệu và tài liệu viết về Bà Ngọc Hân Công Chúa với quyển “Thân thế PHẬT THẦY TÂY AN và NGỌC HÂN CÔNG CHÚA qua KIM CỔ KỲ QUAN” của Cư sĩ SRIPOLIEU thì chúng ta thấy có nhiều điểm hoàn toàn khác biệt và mới lạ. Trong khi các Sử liệu thì cho Bà Ngọc Hân Công Chúa chết năm 1799 hoặc 1804 tại miền Bắc và dòng dõi Tây Sơn không còn một ai sống sót, thì trái lại, Cư sĩ SRIPOLIEU sau hơn hai mươi năm nghiên cứu Kim Cổ Kỳ Quan kết luận rằng Bà Ngọc Hân Công Chúa đã trốn thoát được vào miền Nam cùng với hai người con ruột của Bà với Vua Quang Trung và một người con trai khác cũng của Vua Quang Trung từng giữ chức Tiết Chế Bắc Hà tên là Nguyễn Quang Thùy.
Điều đặc biệt đáng lưu tâm được tiết lộ trong quyển sách nầy là Đức Phật Thầy Tây An (tên thật Nguyễn Quang Mục) lại chính là con ruột của Bà Ngọc Hân Công Chúa và Vua Quang Trung Nguyễn Huệ. Ngoài ra, MỘ BÀ ở Rạch Cái Nai, xã Hội An, huyện Chợ Mới – An Giang đích thị là mộ Bà Ngọc Hân Công Chúa (mất năm 1820, thọ 50 tuổi) và Lăng Mộ của Vua Quang Trung chưa hề bị khai quật, vẫn còn nằm sâu trong lòng đất từ hơn hai trăm năm qua.
Chúng tôi, những tín đồ PGHH thuộc thế hệ thứ ba, cảm thấy rất ngỡ ngàng trước sự khám phá mới mẻ nầy, mặc dầu thời gian trước đây cố Học giả Hồ Hữu Tường (là cháu nội của Ông HỒ VĂN ĐIỂU) có đưa ra giả thuyết PHẬT THẦY TÂY AN chính là con trai út của Vua Quang Trung và Bà Ngọc Hân Công Chúa. Ngài đã thoát khỏi sự tru di gia tộc của Gia Long lánh nạn vào Miền Nam, thay tên đổi họ và lập ra đạo Bửu Sơn Kỳ Hương. Tiếc rằng giả thuyết trên chỉ căn cứ vào lời truyền khẩu của các vị Tiền bối, chớ không có một quyển kinh sách nào viết lại để chứng minh; do đó nó không đủ sức thuyết phục các nhà Sử học Việt Nam. Thêm vào đó, nghi án lịch sử nầy cũng được Ông “phân trần” rõ ràng trên tờ HÒA ĐỒNG số 4 ngày 23/1/1965 là không đủ chứng cớ khoa học để xác nhận… Chúng tôi dành phần phán xét và quyết định sự hư thực nầy cho các đồng đạo niên trưởng, các học giả, các nhà nghiên cứu Sử học hằng quan tâm đến Tông phái Bửu Sơn Kỳ Hương… Kính xin chư quý vị sớm đưa ra một kết luận xác đáng về Thân thế Đức Phật Thầy để có thể tránh được sự sai lầm đã có từ hơn 150 năm qua...
Nguyễn Văn Hiệp (Sacramento, CA)
Xem online : LÊ NGỌC HÂN VÀ LÊ NGỌC BÌNH
Chú thích
[1] Chùa Tây An thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Ðốc, tỉnh An Giang, mang dáng dấp Ấn Ðộ. Chùa do một vị quan triều Nguyễn đời Minh Mạng (1820) là Tổng đốc Nguyễn Nhật An xây dựng theo lời nguyện của ông khi được triều đình phái đi Cao Miên. Hoà thượng trụ trì đầu tiên là Nguyễn Văn Giác, pháp hiệu Hải Tịnh. Năm Thiệu Trị thứ 7 (1847) một vị Hoà thượng nữa là Ðoàn Minh Huyền, pháp hiệu Pháp Tang đến trụ trì, ngoài việc tu hành còn làm thuốc trị bệnh rất hiệu quả nên sau khi mất được tôn là Phật thầy Tây An cho đến ngày nay.
[2] “Đỉnh tập Quốc sử di biên” là quyển sử biên niên bằng chữ Hán, chép việc từ năm Nhâm Tuất 1802 đến năm Mậu Thân 1848 (năm Tự Đức thứ hai) do Dưỡng Hạo Hiên biên soạn, sách viết tay chưa in. Bản chữ Hán số SA-10 ở Viện khảo cổ Sài Gòn.
Cư sĩ Sripolieu là người đang sống tại tỉnh Bạc Liêu, theo quyển "Theo Dấu Người Xưa".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét