28 tháng 7, 2012

Hoàng đế Quang Trung và Ngọc Hân công chúa


Năm Bính Ngọ, 1786, nhà vua Hiển Tông gả con gái thứ 21 là Lê Ngọc Hân cho chúa Tây Sơn Nguyễn Huệ, cũng là lúc cuộc tiến công thần tốc diệt họ Trịnh của Tây Sơn Nguyễn Huệ.
Các danh tướng vi cánh họ Trịnh như Đinh Tích Nhưỡng, Hoàng Phùng Cơ, Trịnh Tư Quyền từng đánh lại Tây Sơn, sau nhờ đức thuyết phục của Nguyễn Huệ, họ đều chống họ Trịnh, theo Tây Sơn như: Đinh Tích Nhưỡng, vào năm 1802, vâng lệnh Ngô Văn Sở, cùng với Ngô Văn Sở, hy sinh con cháu của mình, cứu con Quang Trung, rồi đưa công chúa Ngọc Hân cùng các cháu xuống thuyền vượt biển vào Nam Bộ, đến Bắc An Hòa, đến vùng Cái Tàu Thượng, rạch Cái Nai để tránh nhà Nguyễn...

                         Vua Quang Trung và Hoàng hậu Lê Ngọc Hân. Ảnh ST
 
Một thời gian rất lâu, lịch sử bị nhà Nguyễn che khuất, nhiều lần công chúa Ngọc Hân bị tin đồn cưỡng bức hoặc bị hành quyết. Nhiều lần bà về quê mẹ ở Làng Nành, công chúa giả chết và làm mộ giả ở quê mẹ để vào Nam với 3 đứa con (2 của mình còn 1 là của một quý phi khác (đã chết), người con đó là đứa con trai lớn của Quang Trung tên là Nguyễn Quang Thùy, theo công chúa Ngọc Hân cùng hai em vào Nam để tìm đất sống, nối dòng họ Nguyễn của cha.
Các nhà báo, các nhà làm phim, làm lịch sử không thể tóm kết sự kiện về Quang Trung và Công chúa Ngọc Hân đầy đủ được. Mỗi tác giả viết khác nhau và thiếu tựu trung dè dặt. Do công phu lâu dài, ta theo dõi sự kiện lịch sử Quang Trung, Ngọc Hân và sưu tầm thành tập công phu này, để các tác giả có điều kiện đi sâu vào sử liệu và khám phá chiều sâu của lịch sử.

Hiện nay, chùa Mộ Bà (Ngọc Hân công chúa) ở lộ Cái Nai, xã Hội An, huyện Chợ Mới, An Giang, nơi có 2 cây dương liễu trước mộ còn xanh mãi...
Còn con trai của Quang Trung tức là Phật thầy Tây An (pháp danh Đoàn Minh Huyên) đã viên tịch tại chùa Núi Sam, Châu Đốc.
Người theo dõi Phật thầy đắc quả trong thời gian khá lâu dài là cư sĩ SPRI POLIÊU (đã mất 8.11.1996).
Tác giả cư sĩ SPRI POLIÊU giới thiệu ông Nguyễn Văn Thới người làm nên bộ sử thi Kim Kỳ Quan, ông viết bằng chữ Nôm vào khoảng 1900-1926 khi ông thoát nạn tù tại ngã ba Lộ Lở, xã Kiến An, huyện Chợ Mới.
Khi Ngọc Hân công chúa vừa thọ tang Quang Trung, cố vấn La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, người 4 lần được vua Quang Trung mời làm chức sùng chính viện trưởng, chỉ có dịch sách. Ông là một trong hai nhà lý số sau Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, chỉ kế cho bà Ngọc Hân công chúa thoát khỏi Gia Long trả thù. Cũng La sinh phu tử chỉ dẫn, Nguyễn Quang Thùy giả chết để thoát Gia Long và sau đó theo mẹ kế là công chúa Ngọc Hân vào Nam.
Theo kế hoạch Đại tư mã Ngô Văn Sở cho anh em Phật thầy đội lốt con ông, người được Gia Long cho lệnh giết anh em Phật thầy (rồi lại tha anh em Phật thầy là tướng Ngô Văn Sở). Ám chỉ Đại tư mã Ngô Văn Sở cùng với viên tướng họ Đinh (một người chèo thuyền đưa mẹ con Phật thầy về miền Tây Nam Việt). Ngô Văn Sở, năm 1792, được tiến chức Đại đổng lý tước Quận công. Sau đó Bùi Đắc Tuyên quyền triệu ông về Phú Xuân, tìm cách giết ông, cho lệnh dìm chết ông dưới sông. Tuyên hại ông để tranh quyền, vì thế Tuyên chết.
Sau đó, Ngô Văn Sở bí mật cho con cái của mình thế mạng chết đi, đưa con em Phật thầy (con cái Quang Trung) trốn thoát bằng thuyền. Ngô Văn Sở bí mật cho con cái của mình thế mạng, chết đi, đưa anh em con cái Quang Trung - Ngọc Hân trốn thoát bằng thuyền. Ngô Văn Sở bí mật cho con cái của mình thế mạng chết đi và nhờ Đinh Tích Nhưỡng chèo thuyền đưa mẹ con Ngọc Hân về miền Tây Nam Bộ.
Bà Ngọc Hân sanh năm 1770 hoặc 1771, lúc 30 tuổi, bà đã hủy hoại nhan sắc kiều diễm của mình để qua mắt Nguyễn Ánh.
Bà vượt biển vào Nam, làm ruộng tại vùng Cái Tàu Thượng và phà An Hòa, thị xã Long Xuyên. Sau đó hai mươi năm ngày 28-29.10 âm lịch bà mất ở rạch Cái Nai và an táng ở rạch Cái Nai, cách phà An Hòa, thị xã Long Xuyên 6 km, cách chợ Cái Tàu Thượng 6 km.
Nguyễn Quang Mục ở núi Sam, Châu Đốc là Phật thầy Tây An cải danh là Đoàn Minh Huyên.
Có một người là học giả Hồ Hữu Tường cho rằng ông là cháu nội của ông Hồ Văn Điểu và Hồ Văn Điểu là con trai ruột của Nguyễn Quang Thùy (con trai lớn của Quang Trung).
Bà Ngọc Hân rất thông minh, đưa đứa em gái của bà là Trần Thị Minh cho Gia Long để tìm cách cứu 2 con bà.
Chi tiết khác, khi Phú Xuân thất thủ, vua Cảnh Thịnh chạy ra Bắc Hà, không kịp mang theo gia quyến, thì công chúa Ngọc Bình mới 19 tuổi. Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu Gia Long và sắc phong công chúa Ngọc Bình là Đệ Tam Cung. Năm đó công chúa Lê Ngọc Bình 20 tuổi, bà đẻ Hoàng tử Quảng Oai Công, sinh năm 1809 và thường Tín Quận Vương năm 1810...
Theo baocamau.com.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét