28 tháng 9, 2012

[Chụp ảnh] Cách cầm máy và bấm máy


Cách cầm máy và bấm máy

Đây là điều tưởng chừng như đơn giản, nhưng trong một số tình huống ta không biết rằng chính cách thức cầm máy đã tạo nên kết quả không tốt cho bức ảnh. Nhất là những khi chụp ảnh với chế độ có tốc độ chậm hoặc có mức ISO cao (>400) là những lúc dễ gây lỗi cho bức ảnh.
Trong thao tác, chúng ta lưu ý một số điểm như sau:
  1. Cầm máy bằng hai tay. Tay phải giữ máy ảnh bằng ngón cái, ngón giữa và lòng bàn tay. Ngón trỏ để tự do thoải mái để bấm máy. Tay trái giữ cạnh bên kia của máy bằng hai ngón cái và trỏ. Như vậy, việc cầm máy tối thiểu là phải có hai điểm tựa ở cả hai bàn tay (hình 54).

    Hình 65: cách thức cầm máy cơ bản
  2. Ta giữ tư thế này khi chuyển máy ảnh đứng hoặc nằm ngang. Khi có thể, ta nên tỳ cùi chỏ vào hông, vào đầu gối (tư thế ngồi) để giữ máy ảnh được ổn định hơn.
  3. Khi chụp trong tư thế đứng, ta nên đứng đều trên cả hai chân, và cần dang chân ra hơn là chụm lại. Có thể tựa vào một điểm cố định như vách tường, thân cây,…trong trường hợp chụp tốc độ chậm hoặc ISO cao nên có chân để máy (tripod) để cố định máy ảnh.
  4. Khi chụp trong tư thế ngồi, nên co hai đầu gối lên để ngồi vững hơn đồng thời tạo điểm tựa cho hai cùi chỏ.
  5. Nếu máy ảnh có dây đeo, thì nên tròng vào cổ tay. Tránh việc đánh rơi máy (khi máy ảnh có kích thước nhỏ), hoặc dây đeo thòng ra trước ống kính trong khi ngắm,…
  6. Đặc biệt tránh cầm máy ảnh và chụp bằng một tay.
Sau đây, xin giới thiệu một số hình ảnh nên tránh:
1.    Một số tư thế chụp ảnh khuyên dùng
 
Cầm máy ảnh bằng một tay sẽ không được ổn định khi canh và bấm máy.
Dù là cầm máy nghiêng hay đứng, thì cầm một tay vẫn không ổn định khi chụp hình.
Trong tư thế ngồi, có thể tỳ cùi chỏ van đầu gối. Đó là điểm tựa chắc chắn và sẵn có của bạn.
 
Tựa cùi chỏ trong tư thế quỳ này cũng rất tốt.
Có thể tận dụng vách tường phía sau làm điểm tựa trong khi chụp. 
Không nên đứng chụm chân lại. Thân người dễ nghiêng ngã. Máy ảnh cũng nghiêng theo.
Hình 66: Những cách thức cầm máy khuyên dùng.
2.    Lưu ý khi bấm máy
Thao tác bấm không đơn giản chỉ thực hiện một lần bấm ngón tay lên nút chụp. Nhưng thông thường, thao tác này được chia làm hai giai đoạn:
Sau khi canh máy và quyết định chụp, ta bấm nhẹ nút chụp (khoảng nửa đường) và giữ như vậy một chút (vài giây) cho đến khi nghe tiếng “bíp, bíp” của máy ảnh. Đây là lúc máy ảnh thực hiện việc đo sáng, kiểm soát các điều kiện chụp và điều chỉnh các thông số còn lại cho phù hợp với cài đặt tại thời điểm đó.
Nếu có sự cố cho bức ảnh, máy sẽ hiện những cảnh báo tùy theo sự vệc để điều chỉnh lại.
Ví dụ: trong chế độ AUTO, cảnh chụp đó theo máy ảnh là thiếu sáng, nhưng ta đã tắt đèn flash (OFF) rồi, thì máy sẽ cho dấu hiệu đèn flash đỏ chớp tắt liên hồi hoặc trên màn hình ngắm LCD sẽ xuất hiện dấu hiệu nhắc nhở việc bật đèn flash lên,… hoặc khi ngắm chụp với cự ly quá gần trong chế độ AUTO, ảnh chụp sẽ mờ, máy ảnh sẽ hiện cảnh báo* để ta điều chỉnh lại khoảng cách chụp giữa ta và chủ thể.
Sau đó, ta tiếp tục bấm nút chụp sâu hơn để hoàn tất việc chụp ảnh.
Giai đoạn 1:quan sát và canh máy. 
 
Giai đoạn 3: ấn tiếp tục khoảng đường

Giai đoạn 2: ấn nút chụp ½  khoảng đường để mấy ảnh quét sáng.

Hình 67: quá trình bấm máy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét