Là độ nhạy sáng của phim hay của bộ cảm biến. Ký hiệu thường dùng trên phim nhựa là ASA, ISO, DIN,… Tương tự như vậy, máy ảnh số cũng dùng thông số ISO để biểu thị các cấp của độ nhạy sáng
Độ nhạy - ISO
|
Mức độ bắt sáng
|
Độ sáng nơi chụp ảnh
|
100
|
thấp
|
mạnh
|
100 - 200
|
trung bình
|
trung bình
|
>= 400
|
cao
|
yếu
|
ISO 100 -200 là độ nhạy sáng thông dụng mà hầu hết các máy ảnh số compact dùng để thiết lập mặc định, vừa phù hợp với ánh sáng thường gặp,vừa cho ra ảnh có độ mịn chấp nhận được, đồng thời, cũng phù hợp với người sử dụng không chuyên.
Trong một số máy ảnh compact sau này cho phép bạn tăng độ nhạy sáng lên 400, 800, 1.600,….
Độ nhạy sáng (ISO) càng thấp thì đòi hỏi nơi chụp ảnh phải có nguồn sáng mạnh. Độ bắt sáng của nó kém nhưng độ mịn của ảnh thì tốt hơn (khó bị nhiễu hơn). Do độ nhạy sáng thấp nên việc sử dụng trong những tình huống chuyển động sẽ khó có kết quả tốt được.
ISO càng cao thì độ bắt sáng càng mạnh, thích hợp ở những nơi có nguồn sáng yếu. Nhưng nó sẽ cho ảnh có độ mịn kém (dễ bị nhiễu). ISO cao sẽ thích hợp trong tình huống chụp hình những sự vật đang chuyển động vì nó có kết quả tốt được.
Các thông số khẩu độ, tốc độ và ISO được mô tả có vẻ độc lập, nhưng thực tế, đối với nhũng máy ảnh mà cần đến việc điều chỉnh bằng tay như máy ảnh cơ chẳng hạn, thì các thông số khẩu độ, tốc độ, và độ nhạy ISO đều phải được cân chỉnh phù hợp.
Mức phơi sáng trên ảnh
Ba yếu tố khẩu độ, tốc độ, và ánh sáng là các yếu tố chính tạo nên mức phơi sáng cho tấm ảnh, trong đó, độ nhạy sáng chiếm vị trí ưu tiên. Cả ba yếu tố này có ảnh hưởng và bổ túc cho nhau. Thông thường, vì một yêu cầu nào đó phải tăng yếu tố này lên 1 cấp độ thì phải giảm một trong hai yếu tố còn lại 1 cấp để duy trì mức phơi sáng.
Ví dụ: giả sử ta sử dụng mức ISO 200, ở tốc độ 1/125 và khẩu độ F11 cho ta những mức độ phơi sáng ưng ý. Nếu ta tăng khẩu độ lên F8 thì cần giảm thời gian phơi sáng (tăng tốc độ chụp) xuống 1/250. Ở mức này, ta sẽ có được mức phơi sáng như lúc đầu.
Đối với máy ảnh số, khi chúng ta chọn một mức độ ISO nào đó (nếu có), thì máy ảnh sẽ dựa vào kết quả đo sáng mà tự động hiệu chỉnh các thông số còn lại. Do thông số này đã được tự động hóa một phần nên việc sử dụng có phần đơn giản hơn.
Đây là một đặc điểm lớn, rất thuận tiện khi sử dụng máy ảnh số, dù rằng nó không phải đáp ứng hết cho mọi yêu cầu chụp ảnh nhưng đối với những người chụp ảnh phổ thông thì đây là một điều hết sức tiện ích, giúp ta có khả năng tập trung cao hơn vào ý tứ bố cục chủ đề của tấm ảnh.
Ở hình 36 dưới đây, ta thấy các bức ảnh được chụp lần lượt có độ nhạy sáng tăng dần (từ ISO64 -> ISO3200):
ISO200: Với độ nhạy sáng này, ảnh cho màu sắc hài hòa, trung thực, thể hiện giữa màu trắng đỏ trên cánh hoa và màu xanh của lá. Độ mịn tốt.
ISO800: Ảnh chụp ở mức độ này bắt đầu cho tông tông màu sáng hơn. Song song đó, độ mịn có dấu hiệu kém mịn màng hơn.
ISO1600: Độ sáng của ảnh đã tăng thêm. Màu trắng trên cánh hoa đã có phần "lấn sâu"màu đỏ. Và độ mịn đã giảm đi thể hiện qua các cánh hoa, các tán lá xuất hiện dấu hiệu nhiễu rõ dần.
ISO3200: Sắc độ của ảnh cho thấy sự dư sáng, sự khác biệt nổi trội giữa các chi tiết trong ảnh đã thiên về phần dư sáng. Ở đây, về độ mịn, ảnh cho thấy hiện tượng nhiễu một cánh rõ nét nhất trong mức độ ISO trước.
Tốc độ chụp
Tốc độ chụp còn được hiểu là thời gian phơi sáng – exposure time
Chụp ảnh là thao tác thu nhận hình ảnh thông qua một lượng ánh sáng nhật định trong một khoảng thời gian nhất định. Để điều chỉnh lượng ánh sáng là chức năng của khẩu độ, như đã nói ở phần trên.
Còn khoảng thời gian nhận sáng được điều chỉnh bởi một bộ phận khác gọi là màn trập (shutter). Ở đây, thời gian được điều chỉnh gián tiếp bởi tốc độ đóng mở màn trập.
Trước khi chụp, màn trập trong trạng thái đóng, khi bấm máy thì màn trập mở ra để nhận ánh sáng và tiếp tục đóng lại để chấm dứt quá trình chụp ảnh. Khoảng thời gian này (mở ra và đóng lại) được gọi là thời gian phơi sáng (exposure time).
Để có thời gian phơi sáng dài, thì ta cho màn trập hoạt động (shutter speed) chậm, và ngược lại, để có thời gian phơi sáng ngắn hơn thì ta tăng tốc độ màn trập lên.
Tốc độ chụp được tính bằng 1/ giây (1/30s, 1/60s, 1/ 250s,…) ngoài ra, tốc độ chậm hơn nữa được đo bằng giây 1s, 2s,…Tốc độ càng nhanh thì thời gian phơi sáng càng chậm.
Đối với các máy ảnh cơ, hoặc máy ảnh số chuyên nghiệp, màn trập này là một cơ phận nằm trước bộ phận cảm nhận ánh sáng (là phím hoặc bộ cảm biến). Điều này giống như người ta dùng một tấm màn đen che cặp mắt của ta.Nhiệm vụ của nó là ngăn không cho ánh sáng tiếp xúc lên bộ phận cảm nhận. Cho đến khi được “cho phép” (tức là khi ta bấm máy). Màn trập sẽ lập tức chuyển động “vén mở bức màn” và để ánh sáng tiếp xúc trực tiếp với bộ phận cảm nhận (có thể là phim hoặc bộ cảm biến) vầ sau đó thì đóng lại ngay.
Đối với máy ảnh Compact, thì cơ cấu không thiết kế như màn trập cơ khí, nhưng việc phơi sáng dựa trên trên trạng thái làm việc của sensors.
Trong quá trình chụp ảnh, ánh sáng luôn tiếp xúc với sensors. Trong giai đoạn trước khi bấm máy, thì bộ cảm biến ở trạng thái OFF (vô cảm đối với ánh sáng rọi vào). Cho đến khi ra lệnh chụp (lúc ta bấm máy). Một dòng lệnh sẽ kích hoạt trạng thái bộ cảm biến chuyển sang trạng thái ON (cảm nhận ánh sáng) ngay lập tức. Và do vậy, ở đây cho ta một khái niệm về màn trập điện tử. Tuy có sự khác biệt về cấu trúc nhưng chức năng của nó đối với việc hình thành bức ảnh cũng không thay đổi.
Về tác dụng tốc độ chụp nhanh thì cho ta những hình ảnh sắc nét, có thể “bắt dính”, làm “đông cứng” được các đối tượng đang chuyển động (hình 28), nhưng mặt khác do thời gian phơi sáng ít nên ảnh sẽ rơi vào tình trạng thiếu sáng.
Ngược lại, tốc độ màn trập chậm đi thì ánh sáng sẽ đi vào nhiều hơn, đầy đủ hơn.Nhưng nếu là đối tượng đang chuyển động thì chỉ thể sẽ “mờ” đi.
Đây không phải là khuyết điểm của máy ảnh số, nhưng là một đặc điểm của ngành nhiếp ảnh. Dựa vào những đặc điểm này người ta thường cho ra những bức ảnh nghệ thuật rất ấn tượng và đẹp mắt.
a. kết hợp tốc độ và khẩu độ
Về tác dụng, ở hình 29, ta thấy sự hỗ tương giữa 2 yếu tố khẩu độ và tốc độ đối với ánh sáng truyền vào.
Xét trên hai yếu tố ánh sáng và độ nét sâu, ta thấy tác động qua lại giữa khẩu độ và tốc độ như sau:
Tốc độ điều chỉnh độ dài thời gian ánh sáng đi vào, còn khẩu độ kiềm chế mức độ của nguồn sáng.
Khẩu độ lớn cho phép bức ảnh sáng lên nhưng không rõ nét (như đã biết ở phần khẩu độ). Ta có thể bổ khuyết điểm này bằng việc tăng tốc độ chụp (tức là giảm thời gian phơi sáng) để giảm bớt lượng ánh sáng nhận vào, đồng thời nhờ đó tăng thêm độ nét sâu của bức ảnh.
Khẩu độ nhỏ sẽ, hình ảnh sẽ có độ nét hơn nhưng sẽ làm cho tấm ảnh trở nên tối đi. Vì thế, ta bù đắp khuyết điểm này bằng việc giảm tốc độ chụp chậm đi (tức là tăng thời gian phơi sáng) nhằm gia tăng lượng ánh sáng nhận vào, bổ khuyết cho sự thiếu hụt độ sáng.
- Giả sử ta có một bức ảnh được tạo bởi khẩu độ f/4 và tốc độ là 1/ 125.
- Nếu phải giảm khẩu độ xuống f/5.6 thì bạn nên giảm tốc độ chụp xuống 1/60 để việc phơi sáng của bức ảnh được cân bằng như lúc đầu.
- Trong trường hợp bạn giảm khẩu độ thêm một mức là f/8, thì tốc độ tương ứng cần phải giảm xuống 1/3 để tăng thời gian phơi sáng lên bù lại cho khẩu độ đã thu nhỏ.
Hình 30: Sự bổ sung cho nhau giữa khẩu độ và tốc độ
Với một cặp giá trị tốc độ và khẩu độ sẽ cho một mức độ phơi sáng. Để giữ mức độ phơi sáng đó, khi phải giảm khẩu độ một cấp (vì môi trường dư sáng chẳng hạn) thì có thể tăng thời gian phơi sáng (giảm tốc độ) một mức và ngược lại.
Sự phối hợp này tựa như nguyên tắc cái “bập bênh” của trẻ em. Khi thông số này tăng lên/ giảm đi một mức thì thông số kia cần giảm đi/ tăng lên một cấp để tạo sự squân bình về độ sáng tối cho bức ảnh (hình 30).
Trong hình minh họa, khẩu độ, tốc độ được bố trí hai bên một bức ảnh mẫu. Có một đường nối kết hai cặp thông số đã tạo nên kết quả.
Các ví dụ tiếp theo cho thấy tác động điều chỉnh khẩu độ và tốc độ tương ứng sau
Ở ví dụ 2, khi phải giảm khẩu độ (f/4 --> f/5.6) thì cần thiết tăng bì trừ phần thời gian phơi sáng từ 1/25 --> 1/60 (giảm tốc độ là tăng thời gian).
Nguyên tắc đó cũng được áp dụng ở ví dụ 3, khi giảm khẩu độ xuống f/8 thì giảm tốc độ chụp xuống 1/30 để giữ quân bình cho mức phơi sáng của bức ảnh.
Lưu ý: về mặc lý thuyết của tốc độ chụp là như thế. Nhưng thực tế, để sử dụng tốc độ chậm từ 1/30 trở đi thì cần một tay nghề nhất định và những công cụ kèm theo (giá đỡ,…). Những người không chuyên như chúng ta thì chỉ nên tham khảo thêm. Vì ở những tốc độ chậm như vậy, máy ảnh rất nhạy cảm với sự rung tay, trong quá trình chụp ảnh. Điều này khiến bức ảnh bị mờ ngoài ý muốn.
b.Các chế độ ứng dụng của tốc độ và khẩu độ.
Đối với hầu hết các máy compact, thì tốc độ và khẩu độ ta điều không can thiệp được, tất cả đã được lập trình. Khi bộ phận đo sáng quét qua không gian ảnh chụp, thì nó đã tự động điều chỉnh theo chế độ chụp do ta cài đặt. Ta chỉ việc giữ nguyên máy ảnh và bâm chụp.
Tuy nhiên gần đây một số máy ảnh số cho phép ta kết hợp ưu thế của các chức năng khẩu độ và tốc độ để tạo ra những hiệu ứng độc đáo trên bức ảnh.
Ta có thể chọn các chế độ:
Tự động – Automatic/ Program mode
Ký hiệu là P. Với chế độ này, ta không can thiệp vào khẩu độ và tốc độ, nhưng máy sẽ tự động canh chỉnh. Mọi việc ta làm là tập trung vào đối tượng trước ống kính và bấm máy.
Chỉnh tay – Manual:
Ký hiệu là M. Nếu chọn chế độ này, ta sẽ tự canh chỉnh (chọn khẩu độ, tốc độ, đo sáng,…) và ấn định thông số theo sở thích mà không nhờ vào hệ thống của máy ảnh.
Chế độ ưu tiên khẩu độ - Aperture priority mode:
Ký hiệu là Av- Aperture value: chế độ này hết sức hữu dụng khi ta cần tạo hiệu ứng độ nét sâu cho bức ảnh, tức là tạo ra phông mờ cho ảnh (hình 31).
Hãy chắc chắn rằng ta muốn tạo ra một hiệu ứng về phông nền. Với khẩu độ nhỏ thì bức ảnh sẽ có độ nét sâu về trường ảnh lớn, mọi chi tiết đều rõ nét. Còn khi muốn tạo một phông ảnh mờ nhạt hoặc làm mờ các vật thể phía trước hoặc phía sau điểm canh nét thì chọn khẩu độ lớn.
Khi đó, ta điều chỉnh khẩu độ theo ý mình, thì máy ảnh sẽ tự động canh chỉnh tốc độ thích hợp với khẩu độ đã được chọn để đạt được mức phơi sáng tốt nhất theo hoàn cảnh môi trường lúc đó
Chế độ ưu tiên tốc độ - Shutter priority mode:
Ký hiệu là Tv – time value: với chế độ này máy ảnh cho phép ta ưu tiên sử dụng tốc độ để tạo ra những hiệu ứng đên từ sự chuyển động. Ở đây, ta có thể làm đong cứng các đối tượng đang diễn ra (hình 32) với tốc độ chụp nhanh. Tùy thuộc vào chuyển động của sự vật, máy ảnh có thể đạt tới tốc độ cực (1/ 4000s, 1/ 8000s,…) để có thể bắt được trạng thái đang diễn ra của sự kiện đó. Chính vì vậy, ứng dụng này thường được sử dụng trong việc săn ảnh thể thao, hay đời sống vật.
Còn chụp ở tốc độ chậm (1/30, 1’, 2’,…) Sẽ giúp ta thu nhận chính những chuyển động như nó đang diễn ra trên bức ảnh. Sự thay đổi vi trí của sự vật được thu nhận liên tục (vì thời gian chụp được kéo dài). Trên bức ảnh các sự vật này sẽ có một bóng mờ dọc theo hướng chuyển động của sự vật đó, tạo một cảm giác sống thực về sự chuyển động. Toàn bộ bức ảnh là sự đan xen giữa đối tượng chính mờ do chuyển động và các đối tượng đứng yên. Điều này tạo nên sự khác biệt mạnh mẽ giữa sự vật cố định và di động (hình 33b).
Trong chế độ này, ta thấy:
Độ mờ do tốc độ mang lại chỉ ảnh hưởng đến đối tượng đang chuyển động mà thôi, các đối tượng tĩnh vẫn rõ nét. Và sự mờ đi này có định hướng theo chiều chuyển động của sự vật. đối với việc thay đổi khẩu độ ưu tiên cự, thì phông nền phía sau hoặc đối tượng phía trước điểm canh nét sẽ bị mờ và mờ toàn bộ và các đối tượng chính thì rõ nét. Thứ hai, độ mờ này diễn tả sự liên tục xuất hiện của đối tượng trong những vị trí khác nhau.
Do đó, tốc độ chụp càng chậm càng cho phép thể hiện vệt mờ càng nhuyễn tạo sự mềm mại và liên tục theo chuyển động của sự vật. như hình kế tiếp cho ta thấy sự khác biệt mang tính nghệ thuật.
(a) Tốc độ nhanh đã “đông cứng” được dòng suối đang chảy. Dòng nước đang chảy bỗng trở nên rời rạc như những hạt cát thủy tinh đang rơi rớt vương vãi. Do tốc độ thu nhận tín hiệu nhanh hơn tốc độ rơi của dòng nước nên đã “đông cứng” chuyển động các giọt nước ấy. Tấm ảnh được thể hiện trong sáng mạnh mẽ nhưng “cứng hơn” tấm ảnh ở hình (b).
(b) Tốc độ chậm cho phép bắt tín hiệu trong khoảng thời gian dài hơn, khiến các đối tượng chuyển động sẽ trở nên mờ đi. Đặc điểm này phản ánh được chuyển động thực của dòng suối. Những giọt nước bé nhỏ, nối tiếp nhau tạo nên dòng chảy mịn màng và hối hả tuôn xuống.
Hình 34: tốc độ chụp nên những hiệu ứng nghệ thuật
Khẩu độ (Aperture)
Khẩu độ là một trong những yếu tố quan trọng của máy ảnh. Vì thế, giá trị của nó luôn được in lên mặt trước của sản phẩm như thông số tiêu cự và khả năng zoom (hình 14)
Khẩu độ tựa như cấu trúc con ngươi cảu ta. Khi phải nhìn từ vùng bong râm sang vùng có nhiều ành sáng. Ví dụ: ở nàh bước ra đường dưới nắng ban trưa,…thì mắt thường hay “nhíu lại” để điều tiết phù hợp hơn trong điều kiện dư ánh sáng. Ngược lại, khi phải làm veic65 trong nới thiếu sáng, như trong nhà kho chẳn hạng thì mắt tự động “mở căng” ra để nhìn thấy rõ mọi thứ.
Máy ảnh là một thiết bị quang học nên cũng có một bộ phận dùng để hạn chế ánh sáng khi mội trường bên ngoài dư ánh sáng hoặc mở lớn ra để gia tăng việc thu nhận ánh sáng, khi đối tượng chụp ảnh trong tình trạng thiếu sáng.
Hình 17 dưới đây minh hoạ vị trí của bộ phận điều chỉnh khẩu độ.
Về mặt cấu trúc, khẩu độ được thiết kế như một cánh cửa tròn đặt của hệ thấu kính. Cửa này được đóng lại hay mở ra bởi nhiều miếng lam kim loại có dạng tam giác (diaphram), nằm theo chu vi tròn của khuôn cửa (hình 18). Khi di chuyển từ ngoài vào tâm của vòng tròn, những miếng lam này sẽ tạo nên những lỗ tròn có kích thước khác nhau.
Vậy độ đóng mở này cẩn phải điều chỉnh như thế nào?
Khẩu độ không hoạt động độc lập, mà nó phải có kết hợp chặc chẽ với độ dài tiêu cự để có được hiệu ứng ánh sáng tốt nhất. Người ta tìm được thang giá trị được lập theo tỷ số giữa tiêu cự và đường kính của cửa đóng mở, và khẩu độ theo giá trị đó.
Ví dụ: Tiêu cự của ống kính là 50mm, ta muốn mở một lỗ trên của các đường kính 25 mm, thì gía trị của khẩu độ được tính toán: 50/ 25 = 2, ta có khẩu độ f/2.
Chỉ số này càng nhỏ thì khẩu độ càng lớn. Chỉ số càng lớn thì khẩu độ càng nhỏ.
Nhà sản xuất thường cung cấp một số cặp số khẩu độ. Với máy ảnh Sony điển hình, khẩu độ 1:2.8 - 4.8 được in kèm với tiêu cự 5.8 – 17.4. Nghĩa là, máy ảnh có thể mở khẩu độ tối đa là 2.8 ở vị trí tiêu cự wide 5.8 mm, và thu nhỏ đến mức tối thiểu là 4.8 ở vị trí tiêu cự tele là 17.4 mm.
Trong hình 18, cho ta thấy giá trị một số khẩu độ điển hình. Tương ứng với nó là độ ánh sáng tạo ra trên ảnh chụp. Từ trái sang phải khẩu độ được sắp xếp từ lớn nhất và giảm dần đi, và kèm theo đó là kết quả những bức ảnh có tình trạng dư sáng (sáng trắng) giảm dần cho đến thiếu sáng (không thấy gì luôn!).
Tác dụng của khẩu độ:
Khẩu độ càng lớn, ánh sáng sẽ vào càng nhiều. Ngược lại, khẩu độ càng nhỏ, ánh sáng sẽ vào càng ít. Do đó, trong trường hợp môi trường dư sáng như chụp ảnh ngoài trời nắng tốt thì ta nên chọn khẩu độ nhỏ tương ứng, ví dụ: f/5.6, 8, 11, 16. Và nếu môi trường không đủ ánh sáng (bóng râm, mát, trong nhà có mái che) thì cần mở lớn khẩu độ.
Song song với việc gia giảm cường độ ánh sáng, khẩu độ còn có một hệ quả kèm theo là độ nét sâu của trường ảnh, mà chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp ở phần tiếp theo.
Ngày nay, với công nghệ hiện đại, các máy ảnh không chuyên (digital compact), đã có chế độ đo sáng tự động, các chế độ chụp cài sẵn (chân dung, phong cảnh, trời đêm, thể thao,…). Những chương trình này đã được lập trình sẵn và dựa vào hệ thống đo sáng, máy sẽ lựa chọn khẩu độ phù hợp với khung cảnh tại thời điểm chụp.
Việc tìm hiểu ở đây sẽ giúp chúng ta có thêm những lựa chọn khi muốn chụp ảnh ở chế độ Manual trên những máy có khả năng chính khẩu độ, tiêu cự bằng tay.
Độ nét sâu của trường ảnh (DOF)
Độ nét sâu của trường ảnh (Depth of field - DOF) là vùng ảnh rõ nét trước và sau điểm canh nét. Đây là một đặc điểm quan trọng trong nhiếp ảnh, và đăc biệt có ý nghĩa đối với bộ môn nhiếp ảnh nghệ thuật. Hình 19 cho ta khái niệm về điều này. Trong hai hình minh hoạ dưới đây, độ nét sâu của trường ảnh là vùng màu xám với điểm canh nét là nhân vật màu đó.
Hình a, không rõ nét trước và sau điểm canh nét, bao gồm từ đến nhân vật màu xanh lá cây (gần máy ảnh nhất) đến màu tìm (xa máy ảnh nhất), cho ta độ nét sâu là lớn (dài). Ngoài khảng này thì hình ảnh điều bị mờ đi.
Còn hình b, đọ nét sâu chỉ “thu gọn” ở nơi nhận vật màu đó mà thôi, nhân vật trước và sau điều mờ cả, cho ta độ nét sâu nhỏ (ngắn).
Với khẩu độ càng lớn (chỉ số nhỏ), thì DOF càng nhỏ, ngược lại, khẩu độ càng nhỏ (chỉ số lớn) thì DOF càng lớn ra (hình 20).
Hình 21, hai bức ảnh này được chụp cùng một máy ảnh và sử dụng các thông số đều giống nhau chỉ trừ có khẩu độ là: f/16 là f/5.
Ở hình a, điểm canh nét là 3 bông trắng đỏ. Với khẩu độ nhỏ (f/16), mọi chi tiết trên bức ảnh điều có thể thấy rõ nét. Đặc biệt là phần cây xanh chung quanh đối tượng chụp, dù là ở xa ống kính vẫn được thấy rõ nét. Tất cả điều như nằm trên một mặt phẳng.
Trong khi đó, với hình b, được chụp ở khẩu độ f/5.6, điểm canh nét vẫn là 3 bông trắng đỏ. Phần cây xanh chung quanh điểm canh nét không còn sắt sảo như hình a, nhưng đã “nhoè” đi. Điều này khiến cho việc thưởng thức bức tranh tập trung hết vào cho điểm trung tâm (ba bông trắng đỏ), là điểm rất là sắc nét (đây là một cách để tạo ra sự nổi bật). Chẳng những vậy sự mờ ảo bao bọc xung quanh chủ thể tạo một cảm giác về chiều sâu ngoài không gian thực. Từ đó, ta thấy tính nghệ thuật giữa hai bức ảnh cũng vì thế mà rất khác nhau.
Về đặc điểm, góc chụp rộng (wide), cho ta một DOF rộng, mọi chi tiết điều hiển thị rõ nét. Còn goc chụp télé làm cho bức ảnh có DOF hẹp hơn (hình 22).
Với hình 23, ta thấy hình ảnh chụp ở tiêu cự 200 mm sẽ làm “xoá mờ” phong nền phía sau cánh hoa, làm nổi bật chi tiết trung tâm. Còn với ảnh chụp ở tiêu cự 75 mm, mọi chi tiết phía sau vẫn có thể thấy rõ.
Ngoài ra, khoảng cách từ người chụp đến đối tượng chụp cũng góp phần làm cho vùng ảnh rõ nét thay đổi. Càng tiến đến gần đối tượng chụp thì khoảng rõ càng ngắn lại.
Ta thường gặp trường hợp này trong khi chụp cận cảnh, hoặc là chụp phong cảnh. Với chụp cận cảnh, ta thường tiếp cận rất gần với đối tượng chụp và do đó DOF trong tình huống này rất hẹp (hình a). Đối với chụp phong cảnh, người ta thường lấy bao quát một khoảng không gian nên khoảng cách chụp thường là xa, do vậy, DOF đạt được là lớn như hình b dưới đây.
Qua hình 26, ta có bản tóm tắt về ảnh hưởng của ba yếu tố cơ bản đến độ nét sâu của trường ảnh: khẩu độ, tiêu cự và khoảng cách chụp. Các chỉ số có tính minh hoạ cho ta thấy các sự khác biệt của DOF trong những cách điều chỉnh khác nhau. Vệt màu cam là minh hoạ cho độ nét rõ của hình chụp. Vị trí của nhân vật cho ta một hình dung về vị trí tương đối của máy ảnh đến đối tượng chụp (có minh hoạ kèm theo cột số đo bên trái). Hàng dưới cùng cho thấy tác động thay đổi của máy ảnh: (1) Thay đổi khẩu độ, (2) thay đổi tiêu cự, (3) Thay đổi khoảng cách chụp.
Qua bảng trên, ta quan sát vệt màu cam trong từng bảng với chỉ số hàng dưới cùng và rút ra một số nhận đính sau: Ở nhóm 1, khi tiêu cự và khoảng cách chụp là cố định, thì với khẩu độ nhỏ (chỉ số lớn f/16) sẽ cho một DOF lớn (màu cam dài nhất trong 3 cấp khẩu độ). Ngược lại, điều chỉnh khẩu độ càng lớn (chỉ sô nhỏ, f/2) thì cho DOF càng hẹp. Điều này có nghĩa là chụp ở khẩu độ nhỏ (ví dụ chỉ sốbf/16 ) thì chắc ăn tám ảnh sẽ rõ nét (vì độ nét sâu rất lớn).
Ở nhóm 2 độ nét sâu sẽ rộng khi ta sử dụng góc chụp rộng (wide – tiêu cự 28 mm lầ ví dụ) – ta thấy trường hợp này vệt màu cam là dài nhất. Và độ nét sâu sẽ thu hẹp, ngắn lại nếu ta sử dụng tiêu cự của góc chụp télé (135 mm chẳng hạn). Do vậy, khi ta chụp hình có tính cách sinh hoạt cộng đồng chẳng hạn, ta thường “lấy cho đủ” mọi người, khi đó là ta đang sử dụng góc chụp wide, nên hình chụp thường đảm bảo có độ nét rõ.
Ở nhóm 3, độ nét sâu còn bị ảnh hưởng bởi khoảng cách canh nét từ camera đến đối tượng chụp. Nếu càng đứng gần đối tượng chụp thì độ nét sâu của trường ảnh càng giàm (canh nét ở khoảng cách 1.5 m cho vệt màu cam là ngắn nhất). Ngược lại nếu khoảng cách canh nét càng xa thì DOF đạt được là dài hơn (ở khoảng cách 4.5m thì vệt màu cam là dài nhất). Trường hợp này nhận thấy rõ nét nhất là khi cận cảnh, khoảng cách giữa máy ảnh và đối tượng rất nhỏ (hình 25a).
Thông thường, trong việc chụp hình ở gia đình, chúng ta đều muốn hình ảnh được rõ nét. Do vậy đối với các máy compact phổ thông, các chức năng (khẩu độ, tiêu cự, khoảng cách chụp) được thiết kế trong cùng mục tiêu nhất định (wide không quá nhỏ và télé không quá lớn), đồng thời, việc canh nét được điều chỉnh tự động hoặc chụp theo chế độ nên hình ảnh luôn có độ nét sâu là lớn, các chi tiết ảnh đều thể hiện rõ nét.
Khả năng tạo ảnh có DOF nhỏ (còn gọi là “xóa phông”) một cách chủ động thường được trang bị cho các máy loại bán chuyên nghiệp trở lên, với tiêu cự và khẩu độ có thể điều chỉnh
Zoom quang và số.
Như đã nói trên, máy có khả năng phóng lớn quang học là 3X. Đây là khả năng phóng lớn do hệ thấu kính mang lại, gọi là zoom quang (optical). Ngoài ra, với các máy ảnh số, nói chung còn có khả năng zoom số (digital).
Khác biệt cơ bản giữa hai loại này, là zoom quang làm việc theo nguyên tắc thay đổi tiêu cự.Khác biệt cơ bản giữa hai loại này, là zoom quang làm việc theo nguyên tắc thay đổi tiêu cự. Điều này làm cho hình ảnh được phóng lớn hoặc thu nhỏ với ành sáng thực. Kết quả này được bộ cảm biến ghi nhận lại với sắc độ và cường độ ánh sáng thực khi bấm máy. DO vậy, zoom quang còn được gọi là zoom thực.
Còn zoom số, là hình ảnh được phóng lớn do thuật toán đã được lập trình sẵn trong máy, máy sử dụng hình ảnh có sẵn để tính toán mô phỏng và tạo ra một ảnh tương đương nhưng lớn hơn ảnh thật. Nói cho đơn giản, zoom số là sự phóng lớn hình ảnh thông qua phần mềm đã được cài sẵn trong máy. Do vậy, kết quà hình ảnh sau chụp dựa trên thuật toán mô phỏng chứ không dựa trên cường độ và sắc độ của ánh sáng như zoom quang.
Thế là có sự khác biệt đáng kể về chất lượng ảnh chụp giữa hai cách zoom. Với zoom quang, chất lượng các điểm màu được giữ “nguyên gốc”. Do vậy, sau này khi xử lý ảnh bằng các phần mềm cũng sẽ dễ dàng hơn và giữ được sự sắc xảo của ảnh gốc. Trong khi kết quả ảnh của zoom số sẽ cho ảnh không sắc nét.
Trong thực tế ta nên sử dụng zoom quang canh chỉnh lấy nét trước khi chụp, còn zoom số chỉ nên sử dụng trong chế độ xem lại những hình đã chụp.
Đối với các máy ảnh số, hai khả năng này thường tách bạch. Chúng ta có thể chọn cài đặt có hoặc không sử dụng chức năng zoom số. và trong trường hợp phải sử dụng thì chức năng zoom quang luôn luôn là ưu tiên. Sau khi chúng ta sử dụng hết khả năng zoom quang thì máy mới sử dụng đến kah3 năng của zoom số. và cũng do đặt điểm này, khi chọn mua máy ảnh, chúng ta nên để ý chọn máy ảnh có khả năng zoom quang càng lớn càng tốt.
Tiêu cự (Focal length).
iêu cự của máy ảnh là thông số cho biết góc nhìn của máy ảnh, nghĩa là khoảng phạm vi mà máy ảnh có thề “thâu tóm” được. Ống kính có tiêu cự 50 mm được coi là chuẩn (tính theo hệ máy ảnh sử dụng phím nhựa 35 mm), vì loại ống kính này có góc nhìn gần giống với mắt người nhất. Ống kính có tiêu cự nhỏ hơn thì gọi là ống kính góc rộng, tức là có góc chụp “wide”. Ngược lại nếu tiêu cự lớn hơn 50 mm thì gọi là ống kính Te1le, tức là có khả năng phóng lớn được những vật ở xa. Trong ảnh 13 dưới đây cho ta một hình dung về “góc nhìn” của máy ảnh.
Đối với mày ảnh không chuyên (digital compact) thông thường chỉ có một ống kính. Nhưng tiêu cự sẽ có thay đổi như ta sẽ tìm hiểu một sản phẩm điển hình trong hình 14.
Với mày ảnh Sony DSC – S750 (hình 14), ta thấy trên máy ảnh có ghi f = 5.8 – 17.4 mm.
Đây là tiêu cự gốc tính theo máy ảnh số và chưa được qui đổi ra tiêu cự tương đương với phim 35 mm. Do vậy trong phần mô tả chi tiết, ở mục độ dài tiêu cự, ta có thêm dòng ghi chú trong ngoặc (35 mm chuyển đổi) và số liệu trong ngoặc là 35 – 105 mm. Đây chính là tiêu cự tương đương của máy ảnh cơ.
Với thông số này cho biết máy ảnh có khả năng thay đổi tiêu cự từ 35 mm (góc chụp rộng – wide) đến 105 mm (góc chụp – te1le).
Với góc chụp rộng (wide) ta có thể bắt lấy khoảng không gian có kích thước lớn như các công trình kiến trúc, hoặc chộp lấy cảnh một nhóm đông người.,…vào trong khuông hình, mà không đòi hỏi khoảng cách “tác xạ” lớn. Nói cách khác, với đặc tính góc chụp rộng, ta có thể dễ dàng lấy toàn cảnh (hình 15a) với khoảng cách chụp không cần quá rộng rãi. Tuy nhiên do việc bao gồm nhiều chi tiết như thế nên kích thước của chi tiết trong ảnh sẽ không thể lớn được.
Trong hình 15a ta thấy khoảng phạm vi ghi nhận là toàn bộ khuông viên sân, nhưng bù vào đấy là thật khó nhìn tường tận từng chi tiết. Với đạc tính này, thì máy ảnh số thật sự có ích như cần chụp ảnh hoạt động liên hoan trong lớp chẳng hạn,khi mà có bạn bè tập hợp thì đông nhưng không gian để ghi ảnh thì không có nhiều.
Còn với góc chụp tele thì sao? Hình 15b cho ta thấy toàn bộ bức ảnh chỉ bằng một phần nhỏ của bức ảnh 15a mà thôi (vùng đóng khung đỏ). Việc phóng lớn hình ảnh nhỏ này ra có tác động như việc soi kính lúp. Ta chỉ tập trung làm rõ rệt một số chi tiết nên phải bỏ đi không gian toàn cảnh. Bù lại, các chi tiết được phóng lớn lên, được “kéo lại gần”, làm cho chi tiết trong ảnh dễ dàng nhận thấy hơn (các đường nét của ngôi nhà thể hiện rõ rệt hợn…)
ở hình 16, ta có minh họa về tác động góc chụp wide và tele. Trong cùng một khoảng cách với cùng một đối tượng chụp, thì góc chụp tele có thể phóng đại “x lần” so với góc chụp wide.
Hình 16: Ảnh hưởng của tiêu cự trên độ lớn của ảnh chụp.
Thông thường, đối với hầu hết các máy ảnh số không chuyên (digital compact) đều có một khà năng wide và tele. Như trong chiếc Sony, tiêu cự chạy từ 35 – 105 mm. Phần tiêu cự nhỏ hơn 50 mm chính là khả năng wide và phần tiêu cự lớn hơn 50 mm chính là khả năng tele.
Với cặp thông số này ta hiểu thêm một thông số khác của máy ảnh. Đó là khả năng phóng lớn quang học, nó bằng tỷ số giữa tiêu cự tối đa (tele) và tiêu cự tối thiểu (wide). Lấy 105/35 (hay lấy 17.4/5.8) ta được kết quả là 3. đây chính là thông số zoom quang (optical) 3X.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét