Trên đường từ Quý Châu về Thành Đô, một ông bố nhận được điện thoại của nữ phóng viên thông báo con gái đang nằm viện. Nữ nhà báo yêu cầu người bố nhanh chóng trở về bên con mình. Thông tin ấy khiến người đàn ông cảm thấy bồn chồn, nóng ruột, dự cảm có chuyện chẳng lành. Vì sao một phóng viên lại đích thân gọi điện vì việc này? Người bố xa nhà đã hơn nửa tháng, cô con gái lâm bệnh gì mà phải vào viện điều trị?
Người bố trong câu chuyện này là một lái xe đường dài, 42 tuổi. Con gái của ông, Miêu Miêu, 16 tuổi, là học sinh của một trường dạy nghề tại Thành Đô.
Nghe thông tin, ông bố bèn phó thác nhiệm vụ lái xe cho một đồng nghiệp rồi vội vã gọi điện lại cho nữ phóng viên, hỏi rõ sự tình. Nhà báo cho biết, Miêu Miêu vừa phải làm thủ thuật bỏ thai trong bệnh viện. Sự thực ấy như sét đánh ngang tai, khiến người bố sốc nặng. Ông và vợ đã ly hôn. Nỗi đau chia ly ấy, hay những lần bị cướp hàng, bị đánh tới mức nhừ tử phải nhập viện trong các chuyến xe đường dài... không làm ông nhỏ lệ. Nhưng lần này, vừa ngắt máy, người bố đã òa lên nức nở.
Người bố trong câu chuyện này là một lái xe đường dài, 42 tuổi. Con gái của ông, Miêu Miêu, 16 tuổi, là học sinh của một trường dạy nghề tại Thành Đô.
Nghe thông tin, ông bố bèn phó thác nhiệm vụ lái xe cho một đồng nghiệp rồi vội vã gọi điện lại cho nữ phóng viên, hỏi rõ sự tình. Nhà báo cho biết, Miêu Miêu vừa phải làm thủ thuật bỏ thai trong bệnh viện. Sự thực ấy như sét đánh ngang tai, khiến người bố sốc nặng. Ông và vợ đã ly hôn. Nỗi đau chia ly ấy, hay những lần bị cướp hàng, bị đánh tới mức nhừ tử phải nhập viện trong các chuyến xe đường dài... không làm ông nhỏ lệ. Nhưng lần này, vừa ngắt máy, người bố đã òa lên nức nở.
Nữ phóng viên trong câu chuyện chính là người nhận được điện thoại cầu cứu của Miêu Miêu. Cô bé đau khổ khi phát hiện mình đã mang thai. Điều khiến cô thiếu nữ tuyệt vọng hơn cả là cách hành xử của cậu bạn trai. Người yêu Miêu Miêu run rẩy, lo sợ khi biết được sự thực này. Cậu ta đưa cho cô bé 500 NDT (tương đương 1,6 triệu đồng) rồi lặn mất tăm. Cô bé hoang mang không biết phải xử trí thế nào, càng không dám nói ra sự thực với bạn học và bố mình.
Điều duy nhất Miêu Miêu nhận thức được trong lúc ấy là không thể giữ lại đứa trẻ trong bụng. Nhưng cô bé không biết nên xử lý cái thai thế nào, bèn nghĩ tới nữ phóng viên.
Trên đường, người cha đã dần bình tĩnh lại. Ông có nhiều lắm những tâm sự muốn nói với con gái đáng thương của mình. Nghĩ đoạn, ông lấy bút giấy viết cho con một bức thư bày tỏ nỗi lòng, rồi nhờ nữ phóng viên chuyển cho con gái.
Sau đây là nội dung bức thư:
Miêu Miêu, con gái ngoan của bố.
Bố xin lỗi con. Con mắc lỗi, lòng bố cũng trĩu nặng buồn rầu. Sinh nhật lần thứ 16 của con, con rất thích một chiếc điện thoại di động, nhưng bố không mua. Lần này, bố tới Quý Châu, gom góp được hơn 1.000 NDT (tương đương 3,3 triệu đồng), bố đã quyết định khi về tới Thành Đô sẽ mua tặng con một chiếc màu hồng, loại mà con mê mẩn.
Miêu Miêu, với bố, con mãi là đứa trẻ ngoan ngoãn, biết nghe lời, lại rất hiểu chuyện. Năm ấy, khi con mới tròn 11 tuổi, bố bị bọn cướp đánh bị thương, phải nằm viện. Con tất bật lo cơm nước, giặt giũ quần áo, còn vào viện chăm sóc bố tận tình. Mỗi lần con mang cơm vào, gương mặt ửng đỏ vì giá rét, lòng bố lâng lâng vui sướng, hạnh phúc, nhưng cũng thắt buốt ruột gan. Các bác sĩ và các cô chú cùng nằm viện đều nói bố có phúc.
Miêu Miêu con, bố không phải người cha tốt, vì thế, mẹ con mới rời xa gia đình. Nhưng bố cũng như bao ông bố khác trên đời, luôn xem người yêu thương nhất là con mình. Và với bố, người ấy chính là con, Miêu Miêu. Bố từng hứa nhất định sẽ khiến con hạnh phúc, vui vẻ suốt đời. Nhưng bố lại là một lái xe, tiền kiếm chả được bao, tháng nào cũng mất non nửa thời gian rong ruổi ngoài đường, mọi chuyện trong nhà đều phó mặc cho con. Con cái người ta khi tới trường đều có người lớn đưa rước, riêng con phải tự lo một mình. Bố hiếm khi tham dự những cuộc họp phụ huynh, càng không mấy khi mua cho con quần áo mới, nhưng con lại sẵn sàng lấy khoản tiền lì xì 50 NDT được cô mừng để mua cho bố bình giữ nhiệt. Bố còn nhớ, khi tặng bố vật này, con nhẹ nhàng nhắn nhủ: "Bố có bệnh dạ dày, chiếc bình sẽ giúp bố luôn có nước ấm để uống trên những chặng đường dài".
Miêu Miêu, bố luôn coi con mãi mãi là đứa trẻ còn thơ bé, mãi mãi vẫn là cô búp bê nhỏ xinh mà bố phải giúp khi tắm rửa. Có lẽ vì vậy, bố chỉ lo chuyện đưa cho con phí sinh hoạt hằng tháng và chẳng có thời gian ngó ngàng chuyện học hành, cuộc sống của con. Bố không biết con giao du, kết bạn với những người nào hay suy nghĩ của con ra sao. Thầy giáo con vài lần đề nghị bố tới gặp để nói chuyện, nhưng rồi bố lại thoái thác vì lu bu công việc. Mỗi khi thay ca nghỉ ngơi, bố lại không đi ngủ mà ngồi chơi mạc chược, thậm chí chuyện trò với con chỉ được vài ba câu.
Miêu Miêu con, năm nay con mới 16 tuổi, hãy còn là một đứa trẻ, có nhiều chuyện con chưa thể hiểu hết. Có thể con rất hiếu kỳ, có thể con đang rất trống rỗng. Xảy ra chuyện này, bố thật có tội vì không thể bảo vệ con gái mình. Bố hận chính bố! Trước đây, Miêu Miêu của bố ngoan ngoãn tới vậy, đáng yêu tới vậy cơ mà! Bố biết, đó là vì con thiếu thốn sự quan tâm, thiếu thốn tình yêu, bố rất xin lỗi con. Biến cố này đã khiến bố hiểu ra nhiều điều.
Dù bố đang rất giận, nhưng không hề trách con, càng không mắng mỏ, đánh đập Miêu Miêu của bố. Nhưng con gái ngoan, qua chuyện này, con cần nhận ra đâu là tình yêu đích thực. Con mới 16 tuổi, vẫn còn rất nhiều điều tốt đẹp chờ đón con phía trước. Hãy chăm chút thật tốt cho mình, học cách bảo vệ mình, đợi khi con thực sự trưởng thành, con sẽ phát hiện ra thế giới này quả thực rất rộng lớn và tốt đẹp.
Miêu Miêu con, bố sẽ không tới bệnh viện thăm con nữa. Nhìn cảnh tượng ấy chỉ làm bố thêm đau lòng. Đợi một tuần sau khi con hồi phục, vui vẻ trở về nhà, bố sẽ chuẩn bị cho con những món mà con yêu thích nhất. Bố đã quyết định sẽ tìm một công việc mới, để có nhiều thời gian chăm sóc, ở bên con. Còn nữa, bố nhờ cô phóng viên đem điện thoại tới cho con. Khi nhớ bố, con hãy cứ gọi điện.
Miêu Miêu, con nhất định phải kiên cường để sống, những gì đã qua hãy để nó trôi qua. Bố và con, chúng ta cùng làm lại từ đầu!”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét