Công nghệ Bluetooth thời nay đã không còn là một vấn đề xa lạ, được sử dụng rộng rãi trên tất cả mọi lĩnh vực bởi sự tiện lợi, hữu ích của nó. Trong các thiết bị di động, nó càng có đất dụng võ, nhất là tai nghe không dây. Tuy nhiên, tai nghe Bluetooth đôi khi vẫn còn là một khái niệm lạ lẫm với nhiều người mà dù cho có biết, họ cũng chưa chắc đã thấu hiểu một cách đầy đủ nhất có thể. Hy vọng, những kiến thức dưới đây mà mình đã tham khảo của tác giả Tiachop trên Tinhte sẽ giúp bạn khắc phục điều đó một cách triệt để nhất có thể.
Bluetooth hiện nay có mấy chuẩn?
Chuẩn 1.1: Thường thấy ở các máy sản xuất trước 2008 (VD: Nokia 6810, SE W700i v.v...) và ở 1 số máy điện thoại Trung Quốc hiện nay. Chuẩn này chỉ hỗ trợ nghe gọi và tốc độ truyền dữ liệu khá chậm.
Chuẩn 2.0: Đại đa số các máy hiện nay được trang bị chuẩn này. Tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn và hỗ trợ nghe nhạc không dây.
Chuẩn 3.0: Được phát triển gần đây, tương lai hứa hẹn sẽ có mặt trong tất cả các thiết bị di động. Ưu điểm là tốc độ truyền dữ liệu nhanh gấp 10 lần chuẩn 2.0.
Tai nghe Bluetooth có mấy loại?
Tai nghe Bluetooth có mấy loại?
Mono: Thường thấy ở các tai nghe BT 1 bên tai như BH-700 hoặc VH-310… Loại này chỉ hỗ trợ nghe gọi. Ưu điểm là thiết kế nhỏ gọn sang trọng.
Stereo: Là dạng tai nghe hỗ trợ nghe nhạc (dĩ nhiên là 2 bên tai) như SE MW600, Backbeat 903…
Chuẩn A2DP là gì?
A2DP: Là chuẩn truyền tải âm thanh nổi chất lượng cao của tai nghe. Thường các điện thoại có BT 2.0 tương thích với chuẩn này. Tai nghe BT nào có chuẩn A2DP thì tức là tai nghe đó có thể nghe nhạc với âm thanh nổi chất lượng cao (điển hình là MW600).
A2DP: Là chuẩn truyền tải âm thanh nổi chất lượng cao của tai nghe. Thường các điện thoại có BT 2.0 tương thích với chuẩn này. Tai nghe BT nào có chuẩn A2DP thì tức là tai nghe đó có thể nghe nhạc với âm thanh nổi chất lượng cao (điển hình là MW600).
Tại sao lúc kết nối được lúc lại không?
Tai nghe Bluetooth có hai chế độ:
Kết nối mới: đây là chế độ cho phép tai nghe BT kết nối với 1 thiết bị mới và tai nghe sẽ nhớ thiết bị này sau đó tự động kết nối nếu bật chế độ kết nối cũ và trong tầm phát sóng BT của thiết bị. Muốn kích hoạt chế độ này chỉ cần bấm cứng nút nguồn cho đến đèn trạng thái báo xanh đỏ thì buông tay ra khỏi nút nguồn (1 số ít tai nghe đặt chế độ này ở 2 nút âm lượng).
Kết nối cũ: đây là chế độ cho phép tai nghe BT kết nối với thiết bị đã ngắt kết nối gần nhất. Tai nghe BT sẽ tự động kết nối với thiết bị mà không cần dò như lần đầu. Muốn kích hoạt chế độ này chỉ cần bấm cứng nút nguồn cho đến khi vừa thấy đèn trạng thái bật lên thì buông ra ngay.
Tai nghe BT cũng có giai cấp?
Cùi bắp: Là các loại tai nghe BT của TQ hiện đang bán trên thị trường như BlueD..., BlueP... hoặc nhái hoàn toàn chữ Nokia, Samsung. Ưu điểm là giá mềm chỉ ~ 120k -> 450k. Khuyết điểm là không bền, thoại chỉ ở mức trung bình, pin củ chuối và đeo vào khá đau tai.
Bình dân: Là các loại tai nghe BT chính hãng như Nokia, SS, SE, LG, Plantronic 3xx,2xx. Giá cả dao động từ 350k -> 900k. Ưu điểm là thoại to rõ, pin rất lâu, độ bền cao và thiết kế lịch sự, khuyết điểm là không được bán phổ biến như tai nghe BT TQ. Loại này thường là tai nghe BT Mono và không được trang bị các công nghệ tân tiến như ở dòng cao cấp dưới đây.
Cao cấp: Là các loại tai nghe BT chính hãng như SE MW600, Plantronic 9xx, Jabra, Antec Lansing Backbeat 9xx và 1 số hãng khác. Giá cả dao động từ 1tr -> 3tr. Được trang bị các công nghệ tối tân như: kết nối cùng lúc 2 thiết bị, âm thanh tuyệt hảo, hỗ trợ lọc tạp âm khi thoại, pin cực trâu, nghe FM độc lập, chống nước hay chống va đập… 1 số loại còn có màn hình hiển thị tên và số người gọi hay tên bài hát đang phát nữa. Giá cả không mềm chút nào là 1 khuyết điểm, nhưng ai đã từng xài qua thì đều nhận xét rằng "thật đáng đồng tiền bát gạo".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét