28 tháng 9, 2012

[Chụp ảnh] Một số vấn đề với bố cục ảnh và tính tương phản?


Một số vấn đề với bố cục ảnh và tính tương phản

Một số vấn đề với bố cục ảnh và tính tương phảnMỗi bức ảnh là một thông điệp để nhắn gởi đến người xem, nội dung đó có thể là gương mặt của bạn bè, người thân, cũng có thể là một cảnh thiên nhiên núi rừng trong buổi bình minh, cũng có thể là những quang cảnh nhộn nhịp của hội chợ, hoặc là cảm xúc của ta trước một sự kiện nào đó… tất cả đều có thể đưa vào ảnh.
Tuy nhiên, sau đó bức ảnh dù được in ra giấy hay xem trên máy tính, cái không gian ba chiều mà ta ghi nhận trước đó lại chỉ được thể hiện trên mặt phẳng hai chiều, do vậy, tự nó bức ảnh đã có sự hạn chế về cách trình bày.
Chính vì lẽ ấy, trong nhiếp ảnh người ta đã cố gắng tái hiện lại màu sắc đến đường nét, và trong đó, sắp xếp để có một sự trình bày mạch lạc, làm nổi bật chủ đề là sự cần thiết.
Đối với nhiếp ảnh nghệ thuật, việc bố cục cho ảnh rất phong phú và đa dạng. ở đây, với mức độ phổ thông, chúng ta chỉ đề cập đến một số điểm mang tính chung nhất.

Nguyên tắc 1/3

Hầu hết các máy Compact đều hỗ trợ người dùng nguyên tắc này, gọi là Frame assist.
Khi cần, chúng ta sẽ gọi lệnh làm xuất hiện khung hỗ trợ. Đó là một khung ca rô, gồm hai đường thẳng nằm ngang và hai đường thẳng nằm thẳng đứng. Những đường thẳng này chỉ là gợi ý giúp ta giữ máy ảnh nằm ngang, đồng thời cũng gợi ý cho ta về vị trí các điểm nhấn trên màn hình ngắm. Chính là giao điểm của hai cặp đường thẳng ở trên. Ở những giao điểm này, ta thường tập trung các điểm nổi bật (điểm nhấn). Trong ví dụ dưới đây, đó chính là đường chân trời, nơi đó tập trung sự tương phản cao nhất và cũng là nơi mà người xem sẽ chú ý tới trước nhất.
Khung hỗ trợ
(a) Không sử dụng khung hỗ trợ, bức ảnh sẽ có thể bị nghiêng ngoài ý muốn 
Khung hỗ trợ
(b) Nhờ khung hỗ trợ, việc canh máy sẽ chính xác hơn. 
  Hình 54: Khung hỗ trợ
Theo nguyên tắc này, các đường hỗ trợ sẽ là nơi tập trung các đường mạnh, ví dụ như đường chân trời trong ảnh có thể đặt ở đường gợi ý trên hoặc dưới, tùy theo người chụp muốn giới thiệu bầu trời hay quang cảnh dưới đất.
Còn các giao điểm của những đường thẳng thường là nơi tập trung các điểm mạnh, như canh chọn khuôn mặt của chủ thể. Khi đó, đương nhiên ta cũng chú ý là hướng nhìn của chủ thể nên hướng về 2/3 khoảng không con flaij.
Các đường hỗ trợ chỉ xuất hiện trên màn hình ngắm mà thôi, nó không in kèm theo bức ảnh. Khi rửa hình hoặc xem lại sẽ không hiện những đường thẳng đó.

Tận dụng những đường thẳng

Những đường thẳng thường ít gợi cảm, tuy nhiên, nếu chọn góc chụp thích hợp cho máy ảnh, thì bạn sẽ tạo ra những bức ảnh có hiệu ứng rất lý thú. Chính những đường thẳng này sẽ tạo cảm giác về độ sâu. Trong bức ảnh (55a), cộng với sự tương phản về màu sắc, hàng cây thẳng tắp kéo về cuối đường cho ta cảm giác về độ sâu của không gian.
(55a)
 
(55b) 
 
  (55c)
Hình 55b, chọn góc chụp để bức ảnh trông sinh động hơn.
Hình 55c, kết hợp sự tương phản giữa nền trời màu xanh và tán lá với vóc dáng của hai thân cây làm người xem có ấn tượng cao và xa của bầu trời.

Những đường cong luôn cho ấn tượng tốt

Đây là một điều được ưa thích sử dụng trong nhiếp ảnh, vì về cơ bản hình dáng cong (như chữ S, C, hay đường zíc zắc,...) khắc phục nhược điểm hai chiều của tấm ảnh. Do vậy, nó rất được ưa chuộng sử dụng.
Minh họa về những đường cong (56a)
Minh họa về những đường cong(56b)
Minh họa về những đường cong(56c)
Hình 56a, 56b, 56c: Minh họa những đường cong

Tính tương phản

Bức ảnh có nhiều thu hút là nhờ tính tương phản trong nó. Có thể đó là sự tương phản về màu sắc, tương phản về kích thước, tương phản về ý nghĩa, tương phản đối xứng,...và còn nhiều nữa.
Ở hình 57a, sự tương phản mạnh mẽ giữa sắc vàng đỏ với đường chân trời sậm đen cho ta một ấn tượng rất tốt về cảnh hoàng hôn.
  Minh họa về tính tương phản màu sắc (57a)
Hình 57b là một sự trình bày tuyệt vời về màu sắc. Phải chi cố công "chịu khó" múa thêm một tí thì thật là hay.
Ở hình 57c, là sự tương phản trong tương phản. Chú chó đen trắng đã là một tương phản. Sự xuất hiện của chú giữa một rừng hoa đổ làm cho bức ảnh thêm phần sinh động.
Minh họa về tính tương phản màu sắc (57b)
Minh họa về tính tương phản màu sắc(57c)
Hình 57a, 57b, 57c: Minh họa về tính tương phản màu sắc.
Minh họa về tính tương phản màu sắc (58a)
Minh họa về tính tương phản màu sắc (58b)
Hình 58a, 58b: Tương phản về kích thước.
Tương phản về tuổi tác 
Hình 59: Tương phản về tuổi tác
Tương phản đối xứng 
Hình 60: Tương phản đối xứng
(61a) Tương phản về khoảng cách
(61b) Tương phản giữa gần và xa
 
(61c) Tương phản về khoảng cách, những chú bò ăn cỏ ở xa tạo ấn tượng độ sâu cho bức ảnh.
Hình 61a, 61b, 61c: Tương phản về khoảng cách
Hình 62: Sự tương phản giữa tĩnh và động
Trên đây, ta thấy việc chọn góc chụp để có được những tương phản như thế đòi hỏi đến khả năng quan sát và ý tưởng
 
Hình 63: Tận dụng góc chụp tạo sự tương phản.
Như hình dưới đây, nếu chịu khó quan sát, chọn góc chụp tốt thì kết quả thật bất ngờ. Điều chỉnh lại một chút thôi, ta sẽ có được kết quả của sự đối xứng dãy núi qua mặt trước. Thể hiện trên bức trông thật tuyệt vời (hình b).
 (a)
 (b)
Hình 64: Điều chỉnh góc chụp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét