8 tháng 9, 2012

[Điện Thoại] Kinh nghiệm sử dụng mỏ hàn điện



Một số dụng cụ không thể thiếu với dân điện tử

Mỏ hàn:

- Dùng mỏ hàn điện sử dụng điện trở đốt nóng. Công suất thông thường của mỏ hàn khoảng 40W. Dùng mỏ hàn có công suất lớn hơn 40W có thể gặp phải các trở ngại như sau:
+ Nhiệt lượng quá lớn phát ra từ mỏ hàn khi tiếp xúc vào linh kiện có thể gây hỏng linh kiện.
+ Trong trường hợp dùng mỏ hàn có công suất lớn, nhiệt lượng phát ra nhiều lại dễ gây ra tình trạng oxit hóa bề mặt các dây dẫn bằng đồng ngay lúc hàn, mối hàn lúc đó lại càng khó hàn hơn. Trường hợp dùng nhựa thông làm chất tẩy nhẹ các lớp oxit tại mối hàn, khi nhiệt lượng của mối hàn quá lớn có thể làm nhựa thông cháy và bám thành lớp đen tại mối hàn, làm giảm độ bóng và tính chất mỹ thuật của mối hàn.
- Mỏ hàn chỉ để tiếp xúc nơi cần hàn, truyền nhiệt sao cho nhanh và cho hết (nhiệt độ nơi hàn và đầu mỏ hàn bằng nhau).
Khi mua mỏ hàn, bạn nên mua kèm theo đế hàn và 1 mũi hàn thay thế (theo kinh nghiệm thì mũi thay thế sẽ hàn tốt hơn mũi bán kèm mỏ hàn)

Chì hàn:

Chì hàn dùng trong quá trình lắp ráp các mạch điện tử là loại chì hàn dễ nóng chảy (ta thường gọi là chì nhẹ lửa), nhiệt độ nóng chảy khoảng 60 ¸ 80°C (chì có pha 40 ¸ 60% thiếc). Loại chì hàn thường gặp trong thị trường Việt Nam ở dạng sợi ruột đặc (cuộn trong lõi hình trụ), đường kính sợi chì hàn khoảng 1mm. Sợi chì hàn này đã được bọc một lớp nhựa thông ở mặt ngoài (đối với một số chì hàn của nước ngoài, nhựa thông được bọc ở mặt trong của sợi chì và sợi chì hàn là loại hình trụ ruột rỗng ở giữa). Lớp nhựa thông bọc trong sợi chì dùng làm chất tẩy ngay trong quá trình nóng chảy chì tại điểm cần hàn.
Đối với những loại chì hàn có bọc sẵn nhựa thông, khi nhìn vào sợi chì ta cảm nhận được độ sáng óng ánh của kim loại; với các loại chì hàn khác (ví dụ chì hàn cho các loại cọc bình accu, chì hàn nối dây dẫn cáp điện truyền tải) là các loại chì hàn nóng chảy ở nhiệt độ cao và thường không được pha trộn với nhựa thông khi chế tạo, các loại chì này thường màu sáng và không có độ sáng óng ánh của kim loại khi quan sát bằng mắt.

Nhựa thông:

Nhựa thông (là một loại diệp lục tố lấy từ cây thông) thường ở dạng rắn, màu vàng nhạt (khi không chứa tạp chất). Khi hàn nên chứa nhựa thông vào hộp để tránh tình trạng vỡ vụn. Trong quá trình hàn ta dùng thêm nhựa thông để tăng cường chất tẩy khi lớp nhựa thông bọc trong chì hàn không đủ sử dụng, các trường hợp phải dùng thêm nhựa thông bên ngoài thường gặp như xi chì trên dây dẫn, xi chì lên đầu của các mỏ hàn điện mới trước khi sử dụng. Ngoài ra nhựa thông còn được pha với hỗn hợp xăng và dầu lửa (dầu hôi) để tạo thành dung dịch sơn phủ bề mặt cho các lớp đồng của mạch in, tránh oxit hóa đồng và đồng thời dễ hàn dính (sơn phủ để bảo vệ bề mặt trước khi hàn lắp ráp linh kiện lên mạch in).

Nhựa thông có hai công dụng:

- Rửa sạch (chất tẩy) nơi cần hàn để chì dễ bám chặt.
- Sau khi hàn nhựa thông sẽ phủ bề mặt của mối hàn một lớp mỏng đều giúp mối hàn cách ly với môi trường xung quanh (nhiệt độ, oxy, độ ẩm, v.v…)

Cách hàn đẹp thẩm mỹ:

- Bước 1: đầu tiên bạn đặt mũi hàn vào footprint (lỗ cắm chân linh kiện) đễ làm nóng xung quanh, chú ý chỉ chừng 8 – 10 giây thôi. ( Một số bạn thường dí mỏ hàn vào thiếc cho chúng chảy ra, sau đó mới đưa thiếc nhão vào chân linh kiện như thế sẽ dẫn đến việc thiếc không bám vào chân linh kiện, hàn đi hàn lại sẽ làm bong chân linh kiện.)

- Bước 2:
Sau khi xung quanh chân linh kiện đã đủ nóng, bạn bắt đầu đưa chì hàn vào, lúc này chì sẽ chảy đều xung quanh chân linh kiện.
Chì đã lấp đầy bên trong lỗ cắm linh kiện

( đọc bài này từ blog của Kentio, thấy hay nên post lại cho newbie đọc chơi , )

======================================================================

Rã mối hàn nhiều khi phải có đồ nghề ( cái hút chì ). Là dụng cụ chuyên dùng để loại bỏ mối hàn, khi mối hàn chì được nung chảy thì hút chì sẽ dùng áp suất lớn hút bật giọt chì vào thân của nó. Lựa chọn hút chì, bạn nên chú ý đến vật liệu làm đầu hút vì nó tiếp xúc với đầu mỏ hàn nên phải chịu nhiệt tốt (thường là teflon).



Cho mình góp ý chỗ phần nhựa thông chút. Khi hàn linh kiện (vd: led, dây đồng,...) thì cho phần chân linh kiện vào nhựa thông trước cho nhựa thông lang đều vùng cần "bôi" chì, cố định linh kiện, đưa chì vào gần vùng đã bôi nhựa thông và hàn cho chì lanh ra. Phần mạch hay dây đồng cũng làm tương tự. Muốn nối lại thì chỉ cần đưa 2 cái lại gần nhau rồi hàn cho dính lại thôi ! Đây là kinh nghiệm của bác mình làm bên điện tử mách cho ! có gì chém nhẹ tay chút . Thân
+1. Đối với các linh kiện mới mua ( led, điện trở...)thì không cần, nhưng cách này rất công hiệu khi tận dụng linh kiện cũ ( khi các chân cắm đã bị oxi hóa).

Với dây đồng (chủ yếu là loại sợi đơn) có tráng một lớp ê-may để cách điện, nên cần cạo sạch ( bằng mũi dao ...) mới có thể hàn dính tốt.

======================================================================
các bác cho em hỏi tí em mới tập hàn (trình độ cực kém ạ) em có mua 1 cái hàn như #1 1 cái hộp nhựa nhỏ trong có nhựa thông tổng hợp(thấy bà bán hàng bảo thế ) với 1 cuộn chì. Nhưng mà em hàn thì dí chì vào chân linh kiện nó toàn đọng thành cục ở đầu chì hoặc bám hết vào cái mũi hàn chứ không bám vào chân linh kiện các bác có thể chỉ em cách khắc phục không ạ
Khắc phục
Đọc thì thấy rắc rối chứ nhìn làm 1 lần là biết cách

Nhà mình có bác với cậu chuyên sửa tivi nhìn suốt nên cầm 1 cái là hàn đc luôn

Lúc thiếc còn nóng, hàn xong thổi vào mối hàn cho nó nhanh nguội cho mối hàn được chắc + giảm nhiệt nhanh đỡ hại linh kiện

@mrapple195: Đấy là chân linh kiện bẩn nó không bám được thiếc vào, Bạn chấm mũi hàn vào nhựa thông rồi di di vào chân linh kiện cho nó sạch là thiếc bám vào ngay thôi 
================================================
- thiếc chỉ bám vào kim loại nóng, thế nên là kể cả các bác có hàn hay không hàn thiếc lõi nhựa thông thì cũng nên làm nóng dây, bề mặt, mối hàn trước rồi hẵng tiếp thiếc hay là tạo giọt để nhỏ

- trước khi hàn thì nên mài nhọn đầu hàn. sở dĩ vậy vì nhiều anh em không có điều kiện mua máy hàn, toàn dùng mũi hàn sắt, lại có nhiều anh em không để ý là khi mũi hàn nóng thì sẽ dẫn đến việc ngòi hàn bị oxi hoá và lâu ngày để là gỉ, dẫn đến việc không còn bám thiếc nữa. mài nhọn đầu hàn thì hạn chế việc đầu hàn tù, to bè bè ra chạm làm nóng cháy linh kiện xung quanh, mà đầu hàn được mài + đánh bóng lại thì mới bám thiếc chứ

- mài xong đầu hàn e thường tráng đầu hàn bằng một lớp thiếc ( nung chảy thiếc trên đầu hàn rồi bết qua giẻ ướt để phủ đều đầu hàn như ngòi bút chì, làm thế thì đầu hàn bắt chì hàn nhanh hơn nhiều.

đại khái là như vậy, anh em nào biết rồi thì bỏ qua, e viết vì để câu 20 view còn đi post ảnh + cho những anh em mới tập hàn biết. hàn điện tử này thì không phải là sở trường của e, hôm sau mod case sẽ show hàng hàn thép 
================================================
trước khi hàn bảng mạch đồng thô ( bảng fiberglass một mặt và một mặt là đồng lá ) thì nên lấy len thép đánh ( bông sắt ) một lần để tẩy dấu vân tay, mồ hôi và các thể loại linh tinh khỏi bề mặt đồng thì chì hàn sẽ bám nhanh hơn nhiều 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét